Sơ cấp cứu hôm nay

3 nguyên tắc cầm máu bằng ga-rô

Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép. Một ga-rô thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới và ngược lại. Khi quyết định làm ga-rô, người làm cấp cứu cần ý thức được rằng việc này có thể dẫn tới cắt cụt phần chi ở dưới garô, vì đoạn chi này sẽ ch*t hoàn toàn nếu bị thiếu máu nuôi quá 60-90 phút. Bởi thế, khi làm ga-rô, bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau:

Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ ra ngoài Tuyệt đối không để ống quần, tay áo hay vật gì khác che lấp ga-rô, làm cho người vận chuyển và tuyến sau khó thấy, có thể bỏ qua không xử lý ưu tiên. Người bị đặt ga-rô phải được nhanh chóng chuyển về tuyến sau Trên đường vận chuyển, cứ 1 giờ phải nới ga-rô một lần và không để ga-rô lâu quá 3-4 giờ. Việc nới ga-rô phải rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt của bệnh nhân, tình hình chảy máu ở vết thương, mạch và sắc đoạn chi phía dưới. Khi nới ga-rô được khoảng 4-5 phút hoặc thấy bệnh nhân biến sắc, máu chảy nhiều thì phải thít chặt garô lại ngay. Khi đặt lại ga-rô, không được buộc chỗ cũ mà lên hoặc xuống một ít. Phải chấp hành triệt để những quy định về ga-rô Ghi rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô lần một, giờ nới ga-rô lần hai, họ tên bệnh nhân. Cần có ký hiệu bằng dải vải đỏ cài vào túi áo trên bên trái (đó là ký hiệu cho những bệnh nhân cần chuyển nhanh và xử trí khẩn cấp). Mangyte.vn
Theo BS Thùy Ninh, Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-3-nguyen-tac-cam-mau-bang-ga-ro-2382.html)
Từ khóa: cầm máuga-rô

Chủ đề liên quan:

cầm máu ga rô nguyên tắc

Tin cùng nội dung

  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các chuyên gia đã “khoanh vùng” 68 khu vực gien gắn liền với sự hình thành tiểu cầu và mở ra phương pháp chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn xuất huyết.
  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Cầm máu tạm thời là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
  • Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương.
  • Việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng, trong đó có vai trò của các cộng tác viên và cộng đồng khi xảy ra T*i n*n là rất lớn.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lý tưởng nhất là được ghép thận mới để thay thế thận cũ nhưng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số bệnh nhân này có được may mắn đó.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY