Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nghiên cứu mới: Băng keo y tế làm từ nọc rắn giúp cầm máu nhanh

(MangYTe) - Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra công dụng mới của nọc độc rắn, có khả năng giúp cầm máu nhanh.

Cụ thể, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển loại keo y tế đặc biệt làm từ nọc rắn, có khả năng cầm máu chỉ trong vài giây. theo các nhà khoa học, các loại chất kết dính nhân tạo có thể trợ giúp nhân viên y tế trong việc khám chữa bệnh, tuy nhiên, những chất này khi phân hủy có khả năng sinh ra độc tính. trong khi đó, các chất kết dính tự nhiên dù sở hữu khả năng tương thích sinh học cao nhưng khả năng bám dính lại kém hơn.

Trong nọc độc rắn có chất giúp khả năng cầm máu nhanh

Để khắc phục những nhược điểm này, nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm ra loại keo dính y tế tự nhiên sản xuất từ nọc rắn lục Bothrops atrox - một loại rắn phổ biến ở vùng Nam Mỹ, thường săn các loài có vú nhỏ, chim và thằn lằn. Nọc độc của loài rắn này có độc tính mạnh, có thể phá hủy hệ cơ bắp của con mồi, khiến máu đông đặc, làm cho con mồi mất máu tới ch*t.

Nhóm nghiên cứu đã chiết xuất Reptilase - enzyme trong nọc độc của rắn Bothrops atrox, thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm để kiểm định hàm lượng Fibrinogen (một hợp chất được tạo ra ở gan dùng để làm đông máu). Sau đó, Reptilase được sử dụng kết hợp với gel đã methacrylate hóa để tạo ra keo dính y tế có khả năng kết dính ngay khi tiếp xúc với ánh sáng nhưng lại không kết dính với máu.

Với loại keo này, người dùng khi bị chấn thương và chảy máu cấp tính có thể bôi lên vết thương và chiếu sáng với đèn flash của điện thoại trong vài giây để cầm máu ngay lập tức. theo các nhà khoa học, reptilase có thể giúp cầm máu chỉ trong 45 giây, nhanh gấp đôi so với chất làm đông máu thông thường. hiện, sản phẩm này vẫn cần phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng trước khi có thể đưa vào ứng dụng.

Bảo Linh (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/phat-hien-moi-tu-bang-keo-y-te-lam-tu-noc-ran-giup-cam-mau-nhanh-d189852.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Khi bị vết thương nhẹ, nông có chảy máu, trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng một khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương,
  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các chuyên gia đã “khoanh vùng” 68 khu vực gien gắn liền với sự hình thành tiểu cầu và mở ra phương pháp chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn xuất huyết.
  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Cầm máu tạm thời là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
  • Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY