Thuốc điều trị mắt chứa corticoid đem lại lợi ích trong điều trị nhưng cũng dễ gây ra tai biến nếu dùng không đúng chỉ định, không đúng liều kéo dài.
mắt chứa
corticoid
Từ thập niên 50 thế kỷ trước, thầy Thuốc đã dùng corticoid đơn độc hay phối hợp trong các bệnh mắt như: viêm kết mạc dị ứng, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn… Corticoid có tính chống viêm chống dị ứng, làm giảm rất nhanh các triệu chứng khó chịu, bệnh chóng khỏi, nên người bệnh rất thích. Tuy nhiên vì ham muốn cái lợi trước mắt, có người hễ cứ đau mắt là tự ý dùng, không cân nhắc kỹ lưỡng nên có thể gặp tai biến.
Corticoid gây ức chế miễn dịch làm giảm hay mất hẳn khả năng đề kháng của mắt. Trong các nhiễm khuẩn nặng, sự giảm khả năng đề kháng của corticoid sẽ làm giảm hiệu lực
kháng sinh, nặng thêm bệnh. Trong các bệnh không do nhiễm khuẩn nhẹ, dùng đơn độc đúng liều đúng thời gian sẽ tốt song dùng liều cao kéo dài thì corticoid thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nấm, gây đục thủy tinh thể, mờ mắt.
Corticoid gây tích tụ chất glycosaminoglycan, tăng sản xuất chất protein-TIGR (Trabercular meshowrk-Inducible Glucocortcoid Respone) làm bít các lỗ bè, dẫn tới tăng nhãn áp, gây bệnh glaucoma góc mở thứ phát. Tác dụng phụ này xuất hiện sau vài tuần với loại mạnh (predforte, solucort ophta, cebedex, dexacol), sau vài tháng với loại nhẹ (fluometholon); hay gặp hơn với dạng tra trực tiếp vào mắt, thứ đến là dạng tiêm nội nhãn, không mấy khi gặp ở dạng tiêm, uống, khí dung; hay gặp ở người có tiền sử gia đình bị glaucoma nguyên phát, bị cận thị cao, đái tháo đường, bệnh tổ chức liên kết. Biểu hiện rất kín đáo, hầu như không có triệu chứng cơ năng (không đau nhức, không đỏ mắt) nên người bệnh đến khám muộn, buộc phải phẫu thuật, sau đó chức năng thị giác rất kém; nếu không chữa sớm sẽ bị mù.
Corticoid cũng làm mỏng
giác mạc. Nếu bị rách, lột giác mạc mà dùng Thuốc tra mắt có chứa corticoid sẽ bị thủng.
Không phải bệnh mắt nào,
Thuốc điều trị mắt chứa corticoid nào cũng dùng được
Thuốc nhỏ mắt đơn thuần chứa corticoid:
Trong các bệnh mắt không nhiễm khuẩn (ví dụ viêm kết mạc do dị ứng) dùng loại Thuốc đơn thuần chứa corticoid dúng liều đúng thời gian (không quá 10 ngày) sẽ giảm viêm giảm dị ứng giảm các triệu chứng khó chịu nhanh chóng, song nếu dùng liều cao kéo dài thì sẽ bị các tác dụng phụ như nêu trên. Trong bệnh về mắt không do nhiễm khuẩn nhưng có rách loét giác mạc (ví dụ bị các vật lạ như: hạt thóc, bụi sắc) thì việc dùng các Thuốc này sẽ làm mỏng, thậm chí làm thủng giác mạc.
Thuốc điều trị mắt kết hợp corticoid và kháng sinh:
Hiệu lực, tác dụng không mong muốn của loại biệt dược này thay đổi tùy theo tỉ lệ kết hợp giữa các thành phần. Tạm chia ra hai nhóm:
- Nhóm kháng sinh kết hợp với corticoid yếu hay có hàm lượng thấp thì tác dụng kháng viêm không mạnh nhưng lại có ưu điểm ít gây suy giảm miễn dịch.
- Nhóm kháng sinh kết hợp với corticoid mạnh hay có hàm lượng cao thì tác dụng kháng viêm mạnh nhưng có nhược điểm gây suy giảm miễn dịch mạnh.
Tác dụng phụ của kháng sinh khi phối hợp với
Thuốc điều trị mắt chứa corticoid
Trong thực tế, có khi dùng một biệt dược đơn chứa kháng sinh với biệt dược đơn chứa corticoid hoặc có khi dùng biệt dược kép kết hợp sẵn kháng sinh và corticoid.
Thuốc điều trị mắt chỉ chứa kháng sinh đơn thuần:
Thường có các biệt dược: sufacollyre (sufacetamid 10-20-30%); dung dịch cloramphenicol (0,4%); mỡ tetracyclin (1%); rifamycin (Thuốc nhỏ mắt 100mg/10ml, Thuốc mỡ 50mg/5g); polydelzal (chloramphenicol polymycin naphazolin); ciprofloxacin (ciloxan
Thuốc điều trị mắt 0,3%); oflovid; vigamox (moxifloxacin); adevirus (moroxydin 50mg/ml), mỡ tra mắt acyclovir (3%).
Một số kháng sinh khi dùng toàn thân có phổ kháng khuẩn rất rộng nhưng khi nhỏ vào mắt với lượng nhỏ có thể không được như vậy; nếu dùng lâu dài sẽ làm tăng quá sản các chủng không nhạy cảm, gây kháng Thuốc. Thí dụ Thuốc mắt moxifloxacin dùng cho viêm kết mạc do nhiễm đa khuẩn nhưng nếu kéo dài lại gây sự bội nhiễm kể cả bội nhiễm nấm. Trong trường hợp này, nếu dùng thêm Thuốc mắt chứa corticoid thì sự bội nhiễm càng tăng lên. Vì vậy, khi bị nhiễm khuẩn mắt, nên dùng kháng sinh đặc hiệu cho mỗi bệnh, khi cần mới dùng loại phổ rộng, với thời gian không quá 2 tuần, nếu không đáp ứng thì khám lại, thay Thuốc.
Một số kháng sinh có thể gây tác dụng phụ tại chỗ. Ví dụ Thuốc mắt moxifloxacin có thể làm giảm thị lực, khô mắt, viêm giác mạc, cương tụ, đau mắt, ngứa mắt, xuất huyết kết mạc; hay gặp khi khi dùng liều cao; sẽ hết khi ngừng Thuốc. Trong trường hợp này nếu dùng thêm
Thuốc điều trị mắt chứa corticoid liều vừa đủ, thời gian ngắn sẽ có lợi nhưng nếu dùng liều cao thì sẽ làm giảm hiệu lực kháng sinh, đồng thời làm xuất hiện các tác dụng phụ của corticoid. Có khi không cần thiết phải phối hợp với
Thuốc điều trị mắt chứa corticoid mà chỉ cần dùng xen kẽ với Thuốc có tính làm dịu cũng sẽ hạn chế sự khó chịu ở mắt.
Một phần Thuốc đưa vào mắt sẽ theo mạch máu vào bên trong. Nếu dùng liều cao và /hoặc kéo dài quá 2 tuần thì lượng Thuốc vào bên trong nhiều, đủ gây ra một số tác dụng phụ toàn thân như khi uống. Điều này dễ xảy ra với Thuốc có sự thải trừ chậm, tích lũy. Một vài Thuốc dễ gặp tác dụng phụ này thường có ghi rõ chống chỉ định (ngay trên lọ Thuốc mắt). Ví dụ: không dùng Thuốc nhỏ mắt chloramphenicol cho trẻ sơ sinh, người suy tủy; không dùng Thuốc mắt cyclofloxacin cho người có thai, cho con bú.
Khi dang dùng Thuốc mắt chứa kháng sinh, nếu có bệnh khác cần dùng thêm kháng sinh uống, tiêm thì cần chú ý tránh tương tác không lợi. Ví dụ khi dùng Thuốc nhỏ mắt chloramphenicol thì không dùng gentamycin, tetracyclin, polimycin, cephalosporin.
Thường có các biệt dược: Chlorocid-H (hydroccortison chloramphenicol); Dexalor, Dexacol, Spesadex (dexamethaosn chloramphenicol); Polydeson (neomycin dexamethason); Maxitrol (dexametason neomycin polymycin); Polidexa ophtalmicque (neomycin polimycin B sulfat dexametason metasulfobenzoat natri); Polidexan (dexamethason chloramphenicol naphazolin).
Dùng các biệt dược này tiện lợi nhưng vì tỉ lệ sự phối hợp các chất đã cố định nên việc cân nhắc khó hơn:
Khi sự phối hợp cố định phù hợp với yêu cầu chữa bệnh (kháng sinh đủ mạnh chống nhiễm khuẩn, corticoid chỉ ở mức kháng viêm, không giảm nhiều sức đề kháng) thì mới dùng, thực tế thường dùng trong một số bệnh nhẹ như: nhiễm khuẩn bán phần trước của mắt.
Khi sự phối hợp cố định không phù hợp với yêu cầu chữa bệnh (kháng sinh không đủ mạnh, lại bị corticoid khống chế, nên hiệu lực kháng khuẩn bị giảm). Trong các nhiễm khuẫn mắt nặng (viêm kết mạc do siêu vi, nhiễm nấm, tổn thương nhãn cầu do lao, loét giác mạc, củng mạc), nếu dùng loại biệt dược này thì sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho bệnh nặng thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn thứ phát (bao gồm virút, nấm) làm chậm lành vết thương… từ đó có thể dẫn tới một số bệnh mắt khác (tăng áp lực nội nhãn tiến triển thành glaucoma, gây tổn thương thị giác).
Tuy dùng tại chỗ, nhưng Thuốc điều trị mắt không phải là Thuốc dùng ngoài; lại có chứa corticoid, kháng sinh, yêu cầu phải dùng theo đơn. Khi có biểu hiện bất thường ở mắt, cần khám xác định đúng bệnh mới dùng Thuốc, tránh dùng hú họa, tránh sự nhầm lẫn lạm dụng dẫn đến tai biến.
DS.CKII. BÙI VĂN UY