Tin y tế hôm nay

Tin y tế

“Giải mã” bệnh mù ở Vĩnh Châu

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận định, hầu hết các trường hợp, bị viêm loét giác mạc và bị mù tại thị xã Vĩnh Châu, có thể dự phòng và điều trị được.

vĩnh châu, một thị xã nhỏ nằm ở phía nam của tỉnh Sóc Trăng, gần ráp ranh với tỉnh Bạc Liêu, đã từ lâu được nhiều người biết đến bởi 2 điều: mệnh danh là “vương quốc của hành tím”, và là nơi có tỉ lệ người mù cao nhất nước. Nói đến vĩnh châu là nói đến hành tím: diện tích canh tác hành tím lên đến 6700 ha, hàng năm cung cấp cho thị trường, trong và ngoài nước gần 100000 tấn. Mà nói đến hành tím, trước đây, người ta đổ lỗi nó là nguyên nhân gây ra bệnh mù lòa. Đã có một số bài báo khẳng định, bệnh mù ở đây phổ biến do dính tới hành: làm hành, cắt hành dễ bị cay mắt, bàn tay bẩn cứ thế đưa lên mắt chà xát, lâu ngày bị viêm rồi bị mù. Lại có báo khẳng định, nguyên nhân mù là do phấn hành, một loại hóa chất dùng để bảo quản, giữ cho hành được lâu là tác nhân chính. Rồi người ta gọi vĩnh châu là “vương quốc bóng tối”, là “xứ mù”, với một nhà có đến 2 hoặc 3 người bị mù, thậm chí tới 5 người mù.

1. Loạn thông tin.

Rồi không ít các đoàn từ thiện cũng theo nhau về. Người dân vĩnh châu không ngạc nhiên, với những đoàn người, hoặc chỉ vài người vào đến tận ấp, tận nhà có người bị mù cho tiền, cho thức ăn, quần áo, hay nhờ dân địa phương tập trung hết những người bị mù, kể cả một mắt lẫn hai mắt ra một điểm để phát tiền, phát quà. “Đã có trường hợp, nhà chỉ một người mù nuôi 3, 4 người bình thường nhờ tiền từ thiện, hay có những người, cứ thấy đoàn từ thiện đến là đeo kính đen, giả làm người bị mù để lãnh tiền. Lại có cả chuyện, nghe có đoàn từ thiện về thăm cho quà, thế là cánh xe ôm, tức tốc đi kiếm những người bị mù, không phải ở địa phương, mà ở tận Bạc Liêu, thậm chí Cà Mau tới, để nhận tiền rồi chia đôi”, một cán bộ Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng phân trần. “Chuyện làm từ thiện là thiện nguyện phát, xuất từ cái tâm của con người. Có khi chúng tôi không biết hay biết thì đã rồi. Vả lại, ông bà mình đã nói: “giàu 2 con mắt”, người ta vốn dĩ đã khổ, không lẽ…”. Cứ như thế, ngày càng dày thêm những thông tin thiếu chính xác về vĩnh châu.

2. Tìm lời giải.

vĩnh châu có nhiều người bị mù một mắt và 2 mắt, điều này là không phủ nhận. Theo kết quả nghiên cứu điều tra, của Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: tổng số người bị mù 2 mắt và mù 1 mắt, được trung tâm y tế thị xã vĩnh châu ghi nhận là 1248 người, trong đó 967/1248 (77%) là mù 1 mắt, 281/1248 (23%) là mù 2 mắt. Điều đáng chú ý là, tỉ lệ mù ít nhất 1 mắt của vĩnh châu là 6 nguời/1000 dân, riêng tại Phường 2 và xã Vĩnh Hải, tỉ lệ này cao gần gấp hai lần, (11 nguời/1000 dân). Tuy nhiên, tỉ lệ mù 2 mắt tại vĩnh châu, vẫn nằm trong giới hạn bình thường của toàn quốc. Đứng trước điều đó, Bộ Y tế đã có công văn số 4357/BYT-ATTP, ngày 23/6/2015, giao cho Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu tình hình dịch tễ học, các bệnh về mắt tại thị xã vĩnh châu, Sóc Trăng, để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục.

Tại ấp Trà Sết, (xã Vĩnh Hải- vĩnh châu), trong một khu xóm nhỏ chừng chục hộ dân, đã có khoảng 3 đến 4 người mù lòa. Bà Lý Thị Hiên (58 tuổi), bị mù mắt trái cách nay 15 năm, và mù cả mắt còn lại cách nay hai năm, kể với đoàn: “Vì gia đình không có đất canh tác, nên bà đi lượm, tách củ hành tím thuê. Lúc cắt hành thì có hơi cay, nên tui lấy tay dụi mắt, và lấy khăn chùi, nhỏ mắt khoảng một tháng không hết, tui đi bác sĩ ở Sóc Trăng, thì họ nói bị nặng lắm rồi”. Vậy mà sau khi con mắt đầu bị mù, tới con mắt thứ 2 đau cũng do làm hành, bà vẫn không rút kinh nghiệm. “Phần thì nhà nghèo, phần thì ngại đi xa, ai đưa Thu*c gì thì nhỏ Thu*c đó, rồi cũng y như con mắt trước, đến khi tới bệnh viện thì đã muộn”. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Tuấn Anh, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Viện Mắt Trung ương cho biết: bà bị mù là do viêm loét giác mạc, một căn bệnh phổ biến gây mù ở vĩnh châu. Cách đó mấy căn, ông Lâm Chia (40 tuổi), bị mù là do sử dụng Thu*c không được sự hướng dẫn của bác sĩ. Cũng do tiếp xúc với hành tím rồi chảy nước mắt, ông dùng tay dụi mắt dẫn tới viêm nhiễm, ông ra hiệu Thu*c mua loại Thu*c có chứa corticoid về nhỏ, lâu ngày dẫn tới hỏng mắt do cườm nước.

Viêm loét giác mạc là nguyên nhân hàng đầu, của mù 2 mắt (20,3%), mù 1 mắt (45,3%), và ít nhất một mắt là 39,7% ở vĩnh châu. Cũng theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Tuấn Anh cảnh báo: Phân tích từ 1157 người bị viêm loét giác mạc, và 1248 trường hợp bị mù mắt cho thấy: Tỉ lệ viêm loét giác mạc tại thị xã vĩnh châu, cao gấp 12 lần so với một số nước phát triển, đặc biệt tại phường 2 và xã Vĩnh Hải, cao gấp 3 lần tỉ lệ chung của vĩnh châu, đây là nguyên nhân chính của mù một mắt, và ít nhất một mắt. Viêm loét giác mạc tại vĩnh châu, có thể xem như một bệnh, liên quan đến các hoạt động canh tác hành tím, đặc biệt là giai đoạn: cắt hành, làm đất trồng hành. Các tổn thương giác mạc gây ra do bụi đất, bụi vỏ hành, do tay bẩn dụi mắt, do tinh dầu hành tím bốc lên, gây kích ứng và bỏng nhẹ giác mạc. Nhiễm nấm mốc có trong hành, cũng tạo điều kiện viêm loét giác mạc do nấm. Việc điều trị viêm loét giác mạc không kịp thời, điều trị sai, tự điều trị làm cho bệnh diễn biến nặng, gây sẹo giác mạc và giảm thị lực, trường hợp nặng gây mù lòa.

Trong buổi làm việc với ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long đưa ra kết luận:

Không có mối liên quan, giữa việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, với nguyên nhân gây viêm loét giác mạc và mù lòa tại vĩnh châu. Không có mối liên quan giữa các yếu tố môi trường, (đất, nước), với việc viêm loét giác mạc và mù một mắt, và mù ít nhất một mắt tại thị xã vĩnh châu.

Đây là lời “giải oan cho hành tím”, sau bao năm nghi vấn. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng, hành tím là một tác nhân ảnh hưởng đến mắt, cần phải đề phòng. Công tác dự phòng viêm loét giác mạc, là phương pháp tối ưu, cho việc giảm tỉ lệ các trường hợp bị mù tại vĩnh châu. Hầu hết các trường hợp bị viêm loét giác mạc, và bị mù tại vĩnh châu, có thể dự phòng và đều có thể điều trị được.

Ngay trong buổi làm việc với ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, đã giao Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, trong việc hỗ trợ vĩnh châu, trong việc điều trị và dự phòng các trường hợp bị tổn thương mắt. Thứ trưởng cũng chỉ đạo và kiến nghị, các cơ quan chức năng địa phương, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, để phòng chống bệnh viêm loét giác mạc, mù lòa, bảo vệ sức khỏe người dân làng nghề sản xuất hành tím:

1. Các cơ sở sản xuất phải đảm bảo, thực hiện tốt các quy định vệ sinh lao động, khám sàng lọc định kỳ cho người lao động, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Ngành y tế địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động và người dân, thực hiện các biện pháp dự phòng, như sử dụng kính và các phương tiện bảo hộ khẩu trang, găng tay khi thu hoạch, sản xuất hành, hướng dẫn người lao động, người dân sử dụng nước muối S*nh l* rửa mắt hàng ngày, tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ. Khi mắt bị viêm, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám, điều trị thích hợp. Không tự điều trị theo kinh nghiệm hoặc dân gian.

3. Các cơ sở điều trị chuyên khoa, cần tổ chức khám sức khỏe, điều trị viêm loét giác mạc theo phác đồ điều trị. Phương pháp điều trị viêm loét giác mạc, chủ yếu là dùng nước muối S*nh l* rửa mắt, điều trị phối hợp kháng sinh phổ rộng và kháng sinh kháng nấm.

NHẤT LANG.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giai-ma-benh-mu-o-vinh-chau-20443.html)

Tin cùng nội dung

  • Khô mắt là rối loạn của màng phim nước mắt do giảm tiết nước mắt hoặc do sự bốc hơi quá mức của nước mắt gây tổn hại bề mặt nhãn cầu.
  • Phụ nữ ở các nước phát triển, hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.
  • Giác mạc mỏng là phẩn dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Đục thủy tinh thể - Những thông tin về cách điều trị, các xét nghiệm, quy trình mổ đục thủy tinh thể. Chi phí và nguy cơ biến chứng của ca phẫu thuật.
  • Trầy giác mạc là khi giác mạc bị một vết xước hoặc vết cắt trúng lên nó.
  • Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc - cửa sổ bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc với bụi bẩn, cát, mùn cưa, các mảnh kim loại nhỏ, thậm chí là các cạnh giấy cũng có thể gây xước hoặc rách giác mạc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY