Nhãn khoa hôm nay

Nhãn khoa là một phân ngành y học chuyên về mắt và những bệnh liên quan đến mắt. Khoa có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm kiểm tra tật khúc xạ, khám tổng quát, siêu âm chẩn đoán, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, nhãn khoa cũng có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn. Các bệnh lý nhãn khoa phổ biến như: đau mắt hột, viêm bờ mi, mỏi mắt, bong giác mạc, bệnh Eales, Glôcôm, bệnh võng mạc, cận thị, khiếm thị, cườm thuỷ tinh thể, lẹo, lé, lệch khúc xạ, loạn thị, rối loạn sắc giác, tăng nhãn áp,...

Viêm kết mạc: Đau mắt đỏ

Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.

viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.

1. TỔNG QUAN.

viêm kết mạc: ĐAU MẮT ĐỎ LÀ GÌ?

viêm kết mạc là thuật ngữ, dùng để chỉ tình trạng sưng phù của kết mạc – là màng mỏng, trong suốt bao phủ ở mặt, trong mi mắt và tròng trắng, (còn gọi là củng mạc) của mắt. Thông thường, tình trạng này còn được gọi là Đau mắt đỏ.

Kết mạc, có nhiều mạch máu nhỏ, tạo ra chất nhầy giúp giữ ẩm và bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Khi kết mạc bị kích ứng hoặc sưng phù, các mạch máu sẽ to ra và gồ hơn, làm cho mắt trông đỏ lên. Các dấu hiệu mắt đỏ, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.

Có 3 loại viêm kết mạc:

Là dạng đau mắt đỏ do nhiễm trùng, rất dễ lây lan. Loại viêm kết mạc này, thường gây đỏ mắt với nhiều ghèn mủ.

Nguyên nhân thường gặp nhất là, loại virus giống với loại virus gây bệnh cảm cúm thông thường, cũng là bệnh rất dễ lan truyền.

Dạng viêm kết mạc này, gây ra bởi phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Dạng này thì không lây.

2. NGUYÊN NHÂN.

CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA viêm kết mạc:

Những nguyên nhân thường gặp nhất của đau mắt đỏ, (viêm kết mạc) là:

    Nhiễm trùng, (virus hoặc vi khuẩn).
Nhiễm siêu vi là nguyên nhân thường gặp của viêm kết mạc. Loại virus gây đỏ mắt và chảy nước mắt này, cũng gây đau họng và chảy nước mũi ở bệnh cảm cúm thông thường. Những triệu chứng của viêm kết mạc do siêu vi, có thể kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần, và sau đó sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, có thể làm giảm sự khó chịu ở mắt bằng, cách chườm mát. Thu*c nhỏ mắt kháng sinh, không giúp chữa khỏi viêm kết mạc do siêu vi.

Nhiễm trùng, như nhiễm tụ cầu khuẩn, (Staphylococcus), hay liên cầu khuẩn, (Streptococcus), sẽ gây mắt đỏ với nhiều ghèn mủ. Mi mắt thường bị dính chặt khi thức dậy. Một số ít viêm kết mạc nhiễm trùng có ít, hoặc không có dịch tiết, trừ một ít ghèn khô dính trên mi mắt vào buổi sáng. Thu*c nhỏ mắt kháng sinh thường được chỉ định, vì Thu*c giúp bệnh mau khỏi và giảm lây lan.

viêm kết mạc dị ứng thì không có tình trạng nhiễm trùng hoặc lây lan. Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố gây phản ứng dị ứng, như phấn hoa, chất dị ứng trong môi trường hay vảy của thú nuôi. Triệu chứng đầu tiên là ngứa. Những triệu chứng thường gặp khác là, đỏ kết mạc, bỏng rát, chảy nước mắt và sưng phù mi mắt. Thỉnh thoảng kết mạc sưng phù. Điều trị thường bao gồm chườm lạnh lên mắt, Thu*c nhỏ mắt chống dị ứng và nước mắt nhân tạo. Nhiều bệnh nhân thấy rằng, Thu*c nhỏ mắt được làm mát trong tủ lạnh, sẽ giúp dễ chịu hơn. Thu*c chống dị ứng đường uống, thì không giúp cải thiện đáng kể, các triệu chứng dị ứng ở mắt.

Các chất kích ứng từ môi trường, như là khói hay mùi hương, cũng có thể gây viêm kết mạc. Những triệu chứng bao gồm, mắt nóng rát, kích thích, không chảy nước mắt hoặc dịch tiết.

BẠN BỊ LÂY BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ BẰNG CÁCH NÀO?

viêm kết mạc, dù là do vi khuẩn hay siêu vi, thì đều khá dễ lây lan. Vài cách lây thường gặp nhất bao gồm:

    Quên rửa tay thường xuyên và chạm tay vào mắt.
Trẻ em thường dễ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc siêu vi nhất, vì chúng thường tiếp xúc gần với nhiều trẻ khác ở trường hoặc nhà trẻ.

viêm kết mạc là một tình trạng bệnh, có diễn tiến ngắn ngày khá đặc trưng, có thể cần dùng Thu*c nhỏ mắt. Tuy nhiên, nếu triệu chứng vẫn tiếp tục kéo dài sau khi điều trị, thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để khám, vì những triệu chứng này, có thể là dấu hiệu của một vấn đề khác nghiêm trọng hơn ở mắt. Một số bệnh ở mắt cũng gây mắt đỏ, và có thể dẫn đến mù lòa, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. TRIỆU CHỨNG.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA viêm kết mạc.

Các triệu chứng của đau mắt đỏ sẽ khác nhau, tùy vào loại viêm kết mạc mà bạn mắc phải.

Nếu bị đau mắt do vi khuẩn, mắt bạn thường sẽ rất đỏ. Bạn sẽ thấy có nhiều vảy ghèn đóng dính hai mi, và nhiều dịch tiết dạng mủ, mà đôi khi chúng hơi ngả màu xanh lá. Bệnh có thể lan cả hai mắt.

Với viêm kết mạc do virus, mắt bạn sẽ bị sưng, đỏ rực, đóng vảy ghèn ở mi mắt và chảy nhiều nước mắt hơn. Chất tiết có thể ở dạng các dải nhầy, hoặc dải trắng đặc quánh. Nhiễm virus thường chỉ gây đau mắt đỏ một bên, nhưng trường hợp này có thể lan sang cả mắt còn lại.

Mắt bị viêm kết mạc dị ứng, nhìn bên ngoài cũng tương tự như viêm kết mạc do virus. Hai mắt đều bị đỏ và chảy nước mắt. Tuy nhiên, bạn có thêm triệu chứng ngứa. Bạn có thể bị nghẹt, ngứa mũi và chảy nước mũi đi kèm.

Các dấu hiệu đau mắt đỏ:

    Sưng nhẹ mi mắt.
4. CHẨN ĐOÁN.

CHẨN ĐOÁN viêm kết mạc.

Bác sĩ mắt của bạn, có thể chẩn đoán hầu hết các trường hợp viêm kết mạc, khi thăm khám mắt. Hãy báo cho bác sĩ của bạn biết, các triệu chứng mắt đỏ xuất hiện dần dần hay đột ngột, và bạn đã có tiếp xúc với người nào khác bị đau mắt đỏ hay không.

Trong vài trường hợp, các xét nghiệm chẩn đoán kèm theo, có thể hữu ích để chẩn đoán bệnh mắt đỏ. Bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm, (nuôi cấy), để phân tích. Họ sẽ nhỏ Thu*c tê vào mắt bạn, dùng tăm bông quẹt trên bề mặt để lấy bệnh phẩm. Kết quả nuôi cấy này sẽ giúp xác định, nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus, để có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, hầu hết chẩn đoán thường dựa trên lâm sàng, và không thực hiện nuôi cấy.

5. ĐIỀU TRỊ.

ĐIỀU TRỊ viêm kết mạc.

Đau mắt đỏ được điều trị tùy theo tác nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu bệnh phẩm đem xét nghiệm, để xác định mắt đỏ do vi khuẩn hay virus.

ĐIỀU TRỊ viêm kết mạc DO VIRUS.

Với viêm kết mạc do virus, các triệu chứng có thể sẽ kéo dài từ một đến hai tuần, và sau đó thường sẽ tự hết. Có thể làm giảm sự khó chịu ở mắt, bằng cách chườm mát mắt và nhỏ nước mắt nhân tạo. Đây là cách điều trị điển hình duy nhất, thật sự cần thiết. Trong những trường hợp nặng, Thu*c nhỏ mắt có chứa chất kháng viêm, sẽ giúp cải thiện triệu chứng, nhưng chỉ được sử dụng dưới sự kê toa của bác sĩ nhãn khoa.

ĐIỀU TRỊ viêm kết mạc DO VI KHUẨN.

Với viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ thường kê toa Thu*c nhỏ mắt có chứa chất kháng sinh, để điều trị nhiễm trùng. Đôi khi cũng rất khó phân biệt giữa viêm kết mạc do vi khuẩn và virus, và những trường hợp này, thường sẽ được chỉ định dùng Thu*c nhỏ mắt có kháng sinh.

ĐIỀU TRỊ viêm kết mạc DỊ ỨNG.

Việc điều trị thường bao gồm, chườm mát lên mắt, nhỏ Thu*c chống dị ứng và nước mắt nhân tạo, đã được làm mát trong tủ lạnh.

Giữ gìn vệ sinh tốt, có thể phòng ngừa lây lan bệnh viêm kết mạc. Bạn nên:

    Rửa tay thường xuyên.
Cách xử trí đau mắt đỏ.

Nhúng một mảnh vải (gạc) mềm, sạch vào nước rồi vắt khô, chườm lên mi mắt đang nhắm, để làm giảm sự khó chịu của bệnh đau mắt đỏ. Nếu bạn chỉ bị viêm kết mạc một bên mắt, thì không được dùng cùng mảnh gạc chườm lên cả hai mắt, để tránh lây bệnh cho mắt còn lại.

Nước mắt nhân tạo, được bày bán tự do ở các cửa hiệu, cũng giúp giảm triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Những bệnh nhân bị dị ứng, sẽ thấy dễ chịu hơn, nếu chai Thu*c được giữ mát trong tủ lạnh.

Nguồn: Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-viem-ket-mac-dau-mat-do-496.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, có thể có liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa,
  • Năm nay tôi 65 tuổi, thời gian gần đây trong mắt trái, phía thái dương tự nhiên có những nốt sùi nhỏ màu đỏ, lớn dần gây cộm...
  • Mắt cháu bỗng nhiên đỏ ở lòng trắng, không thấy đau, nhìn vẫn tốt. Cháu đi khám bác sĩ bảo cháu bị xuất huyết dưới kết mạc.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Kết mạc mắt là phần trong suốt phía trước của mắt, nơi mắt tiếp xúc với môi trường ngoài, cũng là nơi dễ bị thương tổn nhất.
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY