Bài thuốc dân gian hôm nay

Dược thiện phòng chống đau mắt đỏ

Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên. Có rất nhiều phương pháp để phòng chống căn bệnh này như dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt... và sử dụng các món ăn - bài Thu*c. Xin giới thiệu một số món dược thiện để bạn đọc tham khảo áp dụng:

Nước Thu*c thay trà

- Ruột dưa hấu 500g giã nát ép lấy nước uống mỗi lần 2 cốc, mỗi ngày 3 lần.

- Nước quả tươi tùy mùa như lê, đào, quýt, mận, mía, dưa chuột, dưa bở, dưa gang, dưa lê... ép lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 3 cốc con.

- Lá non của thạch lựu tươi 30g sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.

- Thạch quyết minh 30g, dã cúc hoa 15g, tang diệp 9g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.

- Quyết minh tử, sơn cúc hoa mỗi thứ 9g, mạn kinh tử và mộc tặc mỗi thứ 6g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. - Sinh địa hoàng 9g, kim ngân hoa 9g, hoàng liên 6g, cam thảo 3g sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

- Cúc vạn thọ 15g sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày.

- Hạ khô thảo sao 6g, hương phụ (sao dấm) 3g, cam thảo nướng 12g. Các vị Thu*c sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4,5g với nước trà xanh.

- Mướp đắng và cỏ bấc đèn lượng vừa đủ. Mướp đắng sấy khô nghiền thành bột, uống với nước sắc cỏ bấc đèn, mỗi ngày 15-20g.

- Quy đầu, sinh địa, bạch cúc hoa, bạch truật và bạch linh, mỗi thứ 120g. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g với nước sôi sau bữa ăn.

- Rễ xa tiền thảo 9g, thanh ngư thảo 6g, thạch cao sống 6g, sắc lấy nước uống trong ngày.

- Hoa cúc tươi 10g, cốc tinh thảo tươi 20g, sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Dùng ̉ dự phòng và hỗ trợ trị liệu những trường hợp mắt sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt và có nhiều dử, sợ ánh sáng.

- Hạt dành dành 20g sao khô tán bột, rau sam tươi 100g rửa sạch, ngâm với nước muối rồi giã nát, vắt lấy nước uống với bột hạt dành dành.

- Rễ lau tươi 2 nhánh, lá sen tươi 1/2 tàu cùng sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, tối thiểu là 3 cốc. Dùng để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị những trường hợp đau mắt đỏ có sốt nhẹ, môi khô miệng khát, mắt rát nhiều.

Một số món ăn phòng đau mắt đỏ

- Vỏ quýt tươi 30g, phật thủ tươi 20g, sắc lấy nước bỏ bã đem ninh với 20g gạo tẻ thành cháo loãng, chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho những trường hợp đau mắt đỏ kèm theo tình trạng nhức mắt nhiều, tức ngực, hay cáu gắt, tâm tính bất an.

- Rau cần tươi 500g, rửa sạch, chần nước sôi, thái nhỏ làm nhân, bao vằn thắn, đồng thời nước cần làm canh ăn, ăn canh và vằn thắn. Dùng cho trường hợp đau mắt đỏ có kèm theo đau đầu, miệng đắng, đại tiện bất thông.

- Mã thầy tươi 250g nấu chín, uống canh ăn mã thầy, mỗi ngày 1 lần. Dùng cho trường hợp đau mắt đỏ có kèm theo ho, khạc đờm vàng, môi khô, họng khát, mắt sưng đau nhức.

- Hợp hoan hoa 5g, gan gà hoặc gan dê 100g, hai thứ đem hấp chín ăn trong vài ngày.

- Rễ dâu tươi 30g rửa sạch sắc lấy nước uống thay trà hoặc đem luộc với gan lợn ăn và uống vào sáng sớm lúc bụng đói. Hoặc dùng ngọn dâu non lượng vừa đủ sắc lấy nước uống hoặc nấu canh ăn.

- Bí đao 250g, kim ngân hoa 30g, đậu phụ 100g, trứng gà 1 quả, gia vị vừa đủ. Bí đao gọt vỏ bỏ hạt thái miếng, kim ngân hoa cho vào túi vải sắc lấy nước bỏ bã, đậu phụ nghiền nát, đập trứng gà vào đánh đều rồi đem hấp cách thủy cho chín, cắt thành từng miếng nhỏ. Nấu bí đao với nước sắc kim ngân cho chín rồi cho đậu phụ vào, đun sôi một lát, chế đủ gia vị, ăn nóng.

- Thịt lợn nạc 50g, giao bạch 3 củ, vỏ dưa hấu 30g, trứng gà 2 quả, đạm trúc diệp 10g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái chỉ, giao bạch bỏ vỏ và đầu rửa sạch thái chỉ, vỏ dưa hấu rửa sạch thái chỉ, trứng gà đập vào bát đánh đều với một chút muối gia vị. Sắc đạm trúc diệp lấy nước bỏ bã, cho thịt lợn, gia bạch và vỏ dưa hấu vào nấu chín, tiếp đó đổ trứng gà vào quấy đều, đun sôi một lát là được, chế thêm gia vị làm canh ăn.

Nhìn chung, những món dược thiện trên đây đều đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, dễ dùng và rẻ tiền, được dùng để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh đau mắt đỏ. Đây là một phần trong kho tàng kinh nghiệm dân gian được sử dụng để phòng chống viêm giác mạc cấp tính cùng với các liệu pháp tự nhiên khác.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-duoc-thien-phong-chong-dau-mat-do-4119.html)
Từ khóa: đau mắt đỏ

Tin cùng nội dung

  • Tôi xin hướng dẫn anh chị cách Sơ cứu khi bạn cảm thấy có gì lạ trong mắt.
  • Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách Cách sơ cứu khi bị hoá chất văng vào mắt.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
  • Những ngày đầu xuân cũng là dịp diễn ra lễ hội ẩm thực đầy tính truyền thống và là dịp vui vẻ, quây quần cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Nhưng cũng chính trong những ngày này, chúng ta thường gặp những “trục trặc” về sức khỏe.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY