Bài thuốc dân gian hôm nay

Xuyên bối mẫu – Dược thảo quý trị ho

Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.

Dân gian còn lưu truyền huyền thoại về xuyên bối mẫu. Xưa kia, cũng ở mảnh đất Tứ Xuyên này, có một thai phụ do mắc bệnh lạ (người phiền khát, ngực nóng, ho không dứt) sinh hạ năm lần bảy lượt thai nhi đều ch*t yểu, bị gia đình chồng ruồng bỏ. May thay, có một thầy lang thương tình mách cho một dược thảo quý, sau 3 tháng dùng Thu*c thì vừa lúc có tin mừng, bà đã hoài thai. Đủ tháng đủ ngày, bà sinh hạ được bé trai khỏe mạnh, hồng hào. Trong niềm vui mừng khôn tả, bà xin được đặt tên cho vị Thu*c này là Bối Mẫu với ý nghĩa “Quý như bảo bối của Người mẹ”. Cái tên Bối Mẫu cũng được sử dụng phổ biến từ đó.

Sau này, xuyên bối mẫu được sử dụng rộng rãi làm vị Thu*c trừ ho, đặc biệt dùng cho các thai phụ (xuyên bối mẫu nghiền thành bột, luyện với đường cát, vê thành viên, dùng ngậm hoặc uống ngày 1 – 2 viên, gọi là Cấp cứu phương, được xem như bảo bối của mỗi gia đình).

xuyên bối mẫu, vị đắng, tính hơi hàn. Qui kinh Phế và Tâm, có tác dụng: Nhuận phế trừ đàm (trừ đờm), chỉ khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết. Là vị Thu*c chủ đạo trong nhiều bài Thu*c đông y trừ ho, trong đó có bài Thu*c nổi tiếng “Xuyên bối tỳ bà cao” (Chữ “xuyên bối” là viết gọn của xuyên bối mẫu). Trong bài Thu*c này, xuyên bối mẫu được phối hợp thêm nhiều vị: Tỳ bà diệp, cát cánh, sa sâm, cam thảo, bán hạ, ngũ vị tử, viễn chí, khổ hạnh nhân. Bởi vậy tăng cường công năng nhuận phế, hóa đờm, thanh phế nhiệt, giáng khí nghịch, chỉ khái; dùng điều trị các chứng ho: ho gió, ho khan, ho có đờm; đặc biệt ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, phế nhiệt, ho tái đi tái lại nhiều lần do dị ứng thời tiết. “Xuyên bối tỳ bà cao” đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc, trở thành bài Thu*c chính thống. Trên cơ sở đó, y dược học hiện đại đã chuyển thành nhiều dạng bào chế tiện sử dụng như: Thu*c nước, Thu*c viên…

Đặc biệt, “Xuyên bối tỳ bà cao” khi gia giảm thêm 2 vị Thu*c dân gian Việt Nam: Một là Ô mai, vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho); Hai là Mật ong giúp sát khuẩn, mau lành vết loét, dịu ho và bồi bổ cơ thể…thì công hiệu trừ ho lại như được tăng thêm mấy phần. Điều đáng ghi nhận là sự phối hợp thêm Mật ong, cùng với nhiều vị có tính bổ khác trong bài Thu*c như Sa sâm, Viễn Chí, Cam thảo, Ngũ vị tử, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, nhờ đó bệnh chóng hồi phục và phòng ngừa tái phát. Điều này phù hợp với quan điểm Đông y trong chữa trị các chứng ho lâu ngày “Phế nhiệt gây ho kéo dài là bệnh thuộc chứng hư, khiến cơ thể mệt mỏi lâu ngày mà dẫn tới suy kiệt, bởi vậy, trong trị ho cũng cần phải cứu bổ ngay” (Danh y Hải Thượng Lãn Ông).

Sự kết hợp bài Thu*c “Xuyên bối tỳ bà cao” với 2 vị Ô mai, Mật ong được vận dụng và phát triển thành sản phẩm Thu*c ho đông dược có tên là Thu*c ho Bảo Thanh

Theo Cây Thu*c quý


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xuyen-boi-mau-duoc-thao-quy-tri-ho-152.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Nhiều người từng nghĩ cao hổ có thể chữa được bệnh đau xương, song Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, vì sức khoẻ của chính người dân, đừng sử dụng cao hổ.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Những ngày đầu xuân cũng là dịp diễn ra lễ hội ẩm thực đầy tính truyền thống và là dịp vui vẻ, quây quần cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Nhưng cũng chính trong những ngày này, chúng ta thường gặp những “trục trặc” về sức khỏe.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY