Dinh dưỡng hôm nay

3 cách trị viêm họng khi thời tiết giao mùa

Hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong; dùng lá hẹ hoặc lá diếp cá trị viêm họng hiệu quả khi thời tiết giao mùa.

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh viêm họng cấp, biểu hiện đặc trưng là đau họng, ho khan, viêm phế quản... Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, chia sẻ các bài Thu*c chữa viêm họng như sau:

Hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong

Hỗn hợp này uống khi vừa ngủ dậy giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, chữa ho và viêm họng hiệu quả. quả chanh rất giàu vitamin c, vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chữa ho, lợi tiêu hóa. vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh, tác dụng thông khí, tiêu đờm, trị ho có đờm.

Mật ong vừa là món ăn vừa là vị Thu*c, được ứng dụng nhiều trong đời sống và y dược. Mật ong vị ngọt, tính bình, không độc, có công năng giải độc, nhuận phế, điều hòa các dược liệu khác. Theo các tài liệu y học, mật ong được biết đến với công dụng bổ dưỡng tỳ vị, trị các chứng ho mạn tính, ho ra máu, thanh nhiệt độc, giải độc... Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có khả năng phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, trị ho, rát họng... Một số nghiên cứu chứng minh, hiệu quả của mật ong còn cao hơn nhiều loại Thu*c ho thông thường.

Hỗn hợp chanh tươi - mật ong pha uống buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, có tính kháng khuẩn rất tốt, thường dùng để điều trị đau họng, trị ho khi trời trở lạnh. theo lương y sáng, nên pha mật ong với nước ấm, bởi nước lạnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong dạ dày. không nên uống quá nhiều một lúc mà nhấp từng ngụm nhỏ.

Cách pha: Vắt lấy nước nửa quả chanh tươi, 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với một cốc nước ấm. Bạn có thể rửa sạch chanh, ngâm với nước muối khoảng 30 phút, để khô sau đó thái lát mỏng, xếp vào lọ. Cứ một lớp chanh pha một lớp mật ong, thêm chút muối. Mỗi sáng múc 3-4 thìa ra cốc, pha với nước ấm để uống. Theo lương y Sáng, nên pha cả vỏ chanh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nên uống nước chanh mật ong trước khi đánh răng. Quan sát kỹ để mua mật ong nguyên chất, dùng hàng giả sẽ gây tác dụng phụ.

Uống nước ấm pha mật ong và chanh mỗi buổi sáng để cơ thể khỏe mạnh. Ảnh: Pinterest

Lá hẹ

Lá hẹ gồm đạm, vitamin A, C, canxi, phốtpho và chất xơ, có vị cay, tính ấm tác dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tiêu đờm... Trong lá hẹ chứa các thành phần odorin có tác dụng như một chất kháng sinh chống tụ cầu và các chủng vi khuẩn.

Bạn có thể lấy một nhúm nhỏ lá hẹ tươi đem rửa sạch với nước, giã nát đắp lên vùng cổ bị viêm họng. Sau đó cuốn băng giữ chặt phần lá đắp khoảng 30 phút rồi tháo ra rửa sạch cổ bằng nước sạch.

Hoặc, hấp cách thủy hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn với hai thìa mật ong trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm, bã lá hẹ dùng để ngậm sẽ làm dịu cơn đau, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.

Lá diếp cá

Diếp cá vị cay, tính mát giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giải cảm, giải độc và làm lành các vết lở loét. Thành phần tinh dầu trong rau diếp cá có tác dụng sát trùng, kháng viêm và loại trừ các ổ vi khuẩn, virus trong cổ họng.

Người bị viêm họng, dùng lá diếp cá rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ và lọc lấy nước cốt. Sau đó, pha nước cốt với một ít nước ấm rồi uống từng ngụm. Áp dụng hai lần mỗi ngày, liên tục trong 4-5 ngày.

Ngoài uống trực tiếp, lá rau diếp cá còn có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để hiệu quả tốt hơn trong điều trị viêm họng. Dùng khoảng 50 g lá diếp cá và 20 g lá cam thảo đất, đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc với nước để uống hàng ngày. Thực hiện đều đặn hai đến ba ngày.

Lá diếp cá có thể sắc cùng nước vo gạo để tăng miễn dịch, bổ sung dưỡng chất và điều trị viêm họng. Bạn chỉ cần 200 g lá diếp cá rửa sạch, chờ ráo nước rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Tiếp đó, đun sôi khoảng 300 ml nước vo gạo rồi bỏ rau diếp cá vào đun đến sôi thì tắt bếp. Trong quá trình đun, khuấy đều để các chất hòa quyện vào nhau. Sau cùng, bỏ phần bã, chắt lấy nước cốt để uống vào buổi sáng và tối mỗi ngày.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/3-cach-tri-viem-hong-khi-thoi-tiet-giao-mua-4374634.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng;
  • Hãy bỏ túi những loại trà thảo dược sau đây để làm bí kíp trị ho cho các thành viên trong gia đình bạn khi mùa đông tới.
  • Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài Thu*c dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
  • Mách mẹ một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ cực hiệu quả mà chẳng cần dùng đến kháng sinh.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY