Bạn nên biết hôm nay

Chữa ho bằng uống chanh hay chanh đào

Sau khi mắc Covid-19, tôi thường pha chanh kèm mật ong uống chữa đau họng, ho nhưng thấy mọi người nói chanh đào tiêu đờm nhanh hơn, nhất là lúc mới mắc. Điều này có đúng không? (Thanh, Hà Nội)

Trả lời

Trong đông y, chanh đào là vị thu*c điều trị ho khá phổ biến và hiệu quả. chanh đào thuộc họ cam, có vị chua tính mát, tác dụng giải khát, tiêu đờm, thông khí. chanh đào được dùng để chữa bệnh ho khi mới mắc, viêm họng rất tốt nhưng mang tính cá thể; có thể hợp với người này nhưng lại không hợp với người kia.

Ngoài ra, quan điểm chanh đào sẽ tốt hơn chanh thường là không đúng vì tính chất và công dụng của cả hai không có gì khác biệt. Trong đông y vẫn dùng cả chanh đào và chanh ta để chữa ho không đờm, ho khan, giảm triệu chứng buồn nôn.

Ví dụ, khi ho khan dùng quả chanh thái lát thêm vài hạt muối tinh rồi nhai nuốt cả cái và nước. Trường hợp trẻ sốt cao có co giật, trợn mắt, ngất xỉu dùng quả chanh vắt nước uống liên tục. Vỏ chanh xoa vào ngực và xát vào tay chân từ trong ra sẽ giúp giảm sốt.

Hoặc, pha nước cốt chanh và mật ong nguyên chất với nước ấm pha loãng, uống khi vừa ngủ dậy giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho tiêu hóa, chữa ho và viêm họng hiệu quả. quả chanh rất giàu vitamin c, vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chữa ho, lợi tiêu hóa. vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh, tác dụng thông khí, tiêu đờm, trị ho có đờm. không nên uống quá nhiều một lúc mà nhấp từng ngụm nhỏ. nhiều người còn ngâm trực tiếp chanh với mật ong rồi mỗi ngày lấy ra pha nước uống dần.

Khi bị đầy bụng khó tiêu, uống một cốc nước chanh có thể cải thiện sức khỏe, loại bỏ nhanh cảm giác khó chịu. Ngoài ra, chanh còn có khả năng làm hạ huyết áp, cải thiện chứng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.

Lưu ý, người bị viêm loét dạ dày, các bệnh về thận, túi mật không nên dùng chanh đào và các chế phẩm từ chanh. Vị chua của chanh đào sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày. Người có chứng ợ nóng không nên uống nhiều nước chanh vì có thể gây kích thích, lâu dần gây bệnh đường tiêu hóa.

Không nên uống nước chanh khi bụng đói. Nên pha loãng với nước ấm và uống sau khi ăn 30 phút.

Lương y Bùi Đắc SángViện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/chua-ho-bang-uong-chanh-hay-chanh-dao-4434580.html)

Tin cùng nội dung

  • Mách mẹ một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ cực hiệu quả mà chẳng cần dùng đến kháng sinh.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Tôi 40 tuổi. Khoảng 5 năm nay mỗi lần tôi quan hệ với ông xã chưa được 5 phút thì V*ng k*n bắt đầu tiết chất nhờn, đồng thời cổ họng khô khốc và đau rát, ho.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Xông hơi sử dụng các loại lá, củ quen thuộc dễ tìm khi cơ thể cảm giác nhức mỏi, sợ gió, sợ lạnh, kèm theo sổ mũi, hắt hơi...
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY