Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Cách phòng tránh và xử trí chấn thương mắt trong dịp Tết

Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.

Phần lớn mọi người nghĩ rằng chấn thương mắt thường do T*i n*n lao động nhưng thực tế gần 50% các chấn thương mắt do T*i n*n trong sinh hoạt (theo hội Nhãn khoa Mỹ) như sửa nhà, làm vườn, lau dọn, nấu nướng … Ngoài ra chấn thương mắt còn có thể xảy ra khi chơi thể thao, ở ngoài nắng quá nhiều, hóa chất…

Cách đơn giản nhất để phòng ngừa 90% các chấn thương mắt này là đeo kính bảo hộ thích hợp khi làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 35% người được hỏi (ở Mỹ) cho biết là họ có đeo kính bảo hộ khi làm việc và chơi thể thao. Con số thống kê này có thể sẽ thấp hơn đối với người Việt Nam.

NGUY CƠ chấn thương mắt

Các nguy cơ gây chấn thương mắt ở nhà:

    Sử dụng những vật dụng nguy hiểm như chất tẩy rửa bếp lò, chất tẩy dùng để lau chùi các đồ lặt vặt trong nhà…
    Dùng những đồ vật nóng như máy uốn sấy tóc để gần mặt nếu vô ý chạm vào mắt có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng
Các nguy cơ ngoài sân vườn:

    Cắt cỏ, tỉa cành, chặt cây
Các nguy cơ khác:

    Sử dụng các dụng cụ thủ công hay bằng máy khi sửa chữa
Trong tất cả các hoạt động trên, điều quan trọng cần phải lưu ý là những người đứng bên cạnh xem cũng có nguy cơ bị chấn thương mắt, đặc biệt là trẻ em vì chúng thường đứng xem cha mẹ làm việc. Do đó những người đứng xem xung quanh cũng cần được bảo vệ mắt và chú ý tránh tổn thương mắt; nếu không thì nên tránh xa khu vực nguy cơ.

PHÒNG NGỪA chấn thương mắt TẠI NHÀ

Đeo kính bảo hộ có thể tránh được 90% các tổn thương mắt. Do đó bạn nên có ít nhất 1 cái kính bảo hộ mắt thích hợp ở nhà và bạn hay người trong gia đình nên đeo kính bảo hộ khi làm những việc có nguy cơ.

Ngoài ra, bạn cần chú ý thêm những bước an toàn sau đây để làm giảm hơn nữa các rủi ro:

    Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng của các hóa chất và các dung dịch vệ sinh cẩn thận, không tự pha trộn các chất.

NHẬN BIẾT CÁC TỔN THƯƠNG Ở MẮT

Chấn thương ở mắt có thể gây giảm thị lực nghiêm trọng, do đó nhận biết các tổn thương và có cách xử trí phù hợp là rất quan trọng. Bạn không nên cố gắng tự chữa trị một chấn thương nặng tại mắt.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây ở mắt của mình hay người khác thì nên đi khám ngay:

    Đau nhức hoặc khó khăn khi nhìn
Khi chấn thương mắt xảy ra, bạn nên được khám mắt ở bác sĩ nhãn khoa hay một bác sĩ tổng quát khác càng sớm càng tốt, thậm chí khi tổn thương ban đầu có vẻ nhẹ.

Một chấn thương mắt nghiêm trọng không phải luôn được phát hiện ngay lập tức. Sự điều trị chậm trễ có thể làm vùng bị tổn thương nặng hơn, hậu quả là mất thị lực vĩnh viễn hay mù lòa.

Đối với tất cả chấn thương mắt:

    Không được chạm, dụi, đè ép lên mắt
Nếu mắt bạn bị rách hay thủng:

    Úp nhẹ một vật che lên trên mắt. Dán cố định đáy của cái cốc giấy vào phần xương quanh hốc mắt để tạo thành một vật bảo vệ mắt cho đến khi bạn được chữa trị
Nếu bạn bị vật lạ ở trong mắt

    Không dụi mắt
Trong trường hợp bỏng mắt do hóa chất:

    Rửa mắt ngay lập tức với thật nhiều nước sạch
Điều trị chấn thương đụng dập mắt:

    Đặt nhẹ một miếng gạc lạnh nhỏ lên mắt để giảm đau và phù nề
Xử trí khi cát hoặc mảnh bụi nhỏ rơi vào mắt

    Dùng nước muối S*nh l* hoặc nước sạch nhỏ rửa mắt để trôi bụi, cát ra ngoài
Tài liệu tham khảo:

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/preventing-eye-injuries.cfm

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/eye-injuries-home.cfm

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/recognizing-eye-injuries.cfm

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/eye-injuries-care-treatment.cfm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-phong-tranh-va-xu-tri-chan-thuong-mat-trong-dip-tet-419.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY