Bài thuốc dân gian hôm nay

Hạ khô thảo mát gan, sáng mắt

Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.

Cụm hoa mọc ở đầu cành gồm nhiều hoa, mọc thành từng vòng, mỗi vòng khoảng 5 - 6 hoa, có cuống ngắn, xếp sít nhau như bông.

Bộ phận dùng: hạ khô thảo là cụm bông hoa của cây hạ khô thảo (Flos Prunellae cum Fructu). Có thể dùng cả cây làm Thu*c, nhưng tác dụng kém hơn chỉ dùng cụm bông hoa.

Tránh nhầm lẫn hạ khô thảo nam là cành mang lá và hoa của cây cải trời (Blumea subcapitata DC.), thuộc họ cúc (Asteraceae). Theo kinh nghiệm dân gian, cây này chữa được nhiều bệnh ngoài da.

Một số đơn Thu*c có hạ khô thảo

Thanh hỏa, tán kết:

- Trị lao hạch cổ chưa vỡ, bướu giáp trạng đơn thuần, viêm gan, viêm vú tắc sữa: hạ khô thảo 125 - 250g. Sắc uống hoặc dùng hạ khô thảo nấu cao mà uống.

- Trị lao hạch: hạ khô thảo 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, liên tục 20 - 30 ngày.

- Trị lao hạch, viêm tuyến sữa: hạ khô thảo 20g, huyền sâm 12g, thổ bối mẫu 12g. Sắc uống.

Mát gan, sáng mắt:

- Trị đau nhức mắt do nhiệt ở gan: hạ khô thảo 62,5g, chích thảo 20g, hương phụ tử 62,5g. Tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước.

- Trị viêm màng tiếp hợp: hạ khô thảo 62,5g, bồ công anh 62,5g, tang diệp 12g, xa tiền thảo 12g, dã cúc hoa 12g. Sắc uống.

- Trị đau đầu do tăng huyết áp: hạ khô thảo tươi 62g, hy thiêm thảo 62g, dã cúc hoa 62g. Sắc uống.

- Trị tăng huyết áp gây đau đầu, đỏ mặt: hạ khô thảo 20g, cúc hoa 12g, mẫu lệ sống 32g, thạch quyết minh sống 32g, xuyên khung 4g, mạn kinh tử 4g. Sắc uống.

Một số món ăn hỗ trợ điều trị có hạ khô thảo

- Cháo bồ công anh, hạ khô thảo: bồ công anh 30g, hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 60g. Sắc hay hãm bồ công anh và hạ khô thảo lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc và gạo nấu cháo, khi ăn cho thêm đường trắng đủ ngọt. Dùng một đợt 3 - 5 ngày. Dùng trong các trường hợp viêm kết giác mạc cấp (đau mắt đỏ), xuất huyết kết giác mạc, mụn nhọt, viêm vú tắc sữa, lao hạch.

- Cháo câu kỷ tử, hạ khô thảo: hạ khô thảo 20g, gạo tẻ 30g, câu kỷ tử 15g. hạ khô thảo sắc lấy nước, bỏ bã, để riêng. Cho gạo tẻ và kỷ tử vào nấu cháo, khi được cháo, cho nước hạ khô thảo vào sôi đều, ăn ngày 1 lần, liên tục trong 15 ngày. Dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp lao mào tinh hoàn (hay gặp ở thanh niên 20 - 35 tuổi).

Theo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ha-kho-thao-mat-gan-sang-mat-153.html)

Chủ đề liên quan:

hạ khô thảo mắt mát gan sáng mắt

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Tắc lệ đạo là khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Cần đến khám bác sĩ khi có dấu hiệu tắc lệ đạo.
  • Những bước đơn giản sau đây sẽ giúp chúng ta giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ bị mất thị lực trong tương lai.
  • Chắp và lẹo đều là những khối u nổi lên trên hoặc ngay bờ mi mắt. Trong một số trường hợp, ta khó phân biệt rõ giữa 2 loại u này.
  • Tôi xin hướng dẫn anh chị cách Sơ cứu khi bạn cảm thấy có gì lạ trong mắt.
  • Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách Cách sơ cứu khi bị hoá chất văng vào mắt.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY