Bài thuốc dân gian hôm nay

Hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, làm sáng mắt với hạ khô thảo

Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt. Thường dùng chữa tăng huyết áp, ngoài ra còn chữa đau mắt hay chảy nước mắt, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, tiểu tiện ít không thông... Ngày dùng 6 - 12g, dạng Thu*c sắc; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác.

Cây có tên gọi là hạ khô thảo vì vào mùa hạ cây khô lại, chỉ tươi tốt vào mùa xuân, là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 20 - 40 cm, có thể tới 70 cm, thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài. Cụm hoa bông gồm nhiều xim co ở đầu cành màu lam đậm hay tím nhạt. Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) và một số tỉnh khác như Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum... Bộ phận dùng làm Thu*c là bông hoa, thu hái khi nào hoa ngả sang màu nâu, mang về phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Một số bài Thu*c theo kinh nghiệm

Bài 1: Trị đau đầu do tăng huyết áp: Hạ khô thảo tươi 40g, hy thiêm thảo 30g, dã cúc hoa 30g. Tất cả cho vào ấm, đổ nước 550ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 2: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hạ khô thảo 40g rửa sạch, phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 - 4 đợt tùy bệnh nặng nhẹ.

Hoặc hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g; hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống. Hoặc đậu đen 50g, hạ khô thảo 30g, đường trắng 20g. Hạ khô thảo đem sắc lấy nước ninh với đậu đen cho nhừ, chia ăn vài lần trong ngày, có tác dụng hạ huyết áp.

Bài 3: Thông tiểu tiện của bệnh nhân tăng huyết áp: Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5 - 7 ngày.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ">điều trị đau mắt đỏ, làm sáng mắt: Hạ khô thảo 10g, hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ, đường phèn vào, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn hai lần cháo nóng. Bài Thu*c có công dụng khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, chữa đau mắt đỏ, Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

Bài 5: Dưỡng da: Hạ khô thảo 10g, lá dâu 30g, 10ml nước ép quả dưa chuột. Cho hạ khô thảo và lá dâu vào ấm sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Lọc lấy nước để nguội, đổ nước ép dưa chuột vào. Dùng nước đó bôi đắp lên mặt, 15 phút sau bỏ ra rửa sạch mặt.

Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ho-tro-dieu-tri-dau-mat-do-lam-sang-mat-voi-ha-kho-thao-4118.html)

Tin cùng nội dung

  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY