Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Uống đủ nước thì khỏe đẹp, trẻ ra nhưng 3 thời điểm này nên tránh uống nước kẻo lợi bất cập hại

Ai trong chúng ta cũng biết uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong 3 thời điểm này, bạn cần hạn chế uống nước.

70% cơ thể là nước nước có vai trò quan trọng, giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. tuy nhiên, bất kể là nam hay nữ, không nên uống nước trong 3 thời điểm bởi có thể gây hại cho sức khỏe.

3 thời điểm không nên uống nhiều nước

1. không uống nước trong và ngay sau bữa ăn

Nhiều người trong chúng ta thói quen uống nước trong và sau bữa ăn, nhất là sau khi ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, vừa ăn vừa uống nước. đây là thói quen có thể gây hại. nếu bạn uống nước trong và và sau bữa ăn, nước bọt và dịch vị sẽ bị loãng, hoạt động của men protease sẽ bị suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày, từ đó tăng gánh nặng và dễ gây ra các bệnh cho dạ dày.

Ảnh minh họa

2. không nên uống nhiều nước trong và sau khi tập luyện cường độ cao

Khi tập luyện, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng lên khi bạn tập luyện với cường độ cao. cơ thể bạn lúc đó cũng tiết nhiều mồ hôi hơn. uống quá nước trong thời điểm này có thể khiến cơ thể bị cạn kiệt chất điện giải. bên cạnh đó, bạn có thể bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt...ngoài ra, uống nước trong thời gian tập luyện cũng gây áp lực lớn lên tim và khiến bạn có nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch.

3. tránh uống nước trước khi đi ngủ 30 phút

Uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể khiến bạn bị buồn tiểu, phải thức dậy giữa đêm. ngoài ra, uống nhiều nước trong thời điểm này có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm mất kiểm soát. do buổi đêm thận sẽ hoạt động kém hơn so với ban ngày. thế nên, nếu uống nước ngay trước khi đi ngủ khoảng 30 phút thì sáng hôm sau bạn còn gặp phải tình trạng sưng phù khuôn mặt và cánh tay.

3 thời điểm uống nước có lợi cho sức khỏe

1. uống nước sau khi thức dậy

Một ly nước vào buổi sáng giúp ích rất nhiều cho nhu động ruột đường tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón hiệu quả. nếu bạn đặt ly nước trên đầu giường vào đêm hôm trước và uống ngay sau khi thức dậy, hiệu quả sẽ tăng gấp đôi.

Bác sĩ chuyên khoa thận khương thọ sơn tại bệnh viện tâm quang (đài loan) cho biết: "khi cơ thể nằm xuống rồi ngồi dậy, sẽ gây ra tình trạng co thắt ruột, uống khoảng 500ml nước sẽ cải thiện cơn đau nhanh chóng".

Nhiệt độ bình thường của nước nguội có thể kích thích nhu động ruột nhiều hơn nước ấm. tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá lạnh thì sẽ làm ức chế nhu động ruột.

Đối với nước ấm có pha chút muối, các bác sĩ nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. ngoài ra, cơ thể tiêu thụ nhiều nước muối sẽ khiến miệng bị khô. vào buổi sáng, huyết áp thường tăng cao, do đó những người bị huyết áp cao nên uống nước ấm vào thời điểm này sẽ rất tốt.

2. uống nhiều nước trong khi uống rượu

Rượu chứa thành phần lợi tiểu, nó lặng lẽ rút nước từ các bộ phận khác của cơ thể, khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần. rượu cũng làm giãn mạch máu, tăng nhiệt độ, khiến não và cơ thể rơi vào trạng thái mất nước.

Do đó, trong khi uống rượu đừng quên bổ sung thêm nước. Điều này có thể làm giảm cơn khát và tình trạng khô da sau khi thức dậy, giảm đau đầu vào ngày hôm sau.

3. uống nước khi cảm thấy lo lắng và mệt mỏi

Bác sĩ y học cổ truyền lưu anh như tại phòng khám trung y liu guilan, đài loan cho biết: "nước có chức năng điều hòa, giữ ẩm, giảm nhiệt. khi thiếu nước, cơ thể sẽ nóng bức, khô da. ngoài việc khát nước, lưỡi, môi, lòng bàn tay và chân cũng khô nóng. một số tình trạng như ho khan, táo bón, khô mắt cũng là do cơ thể thiếu nước".

Nếu đột nhiên cơ thể mệt mỏi không giải thích được, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu hay không thể tập trung... đó cũng có thể là do thiếu nước. hãy thử uống một ly nước mát để khôi phục lại trạng thái đầy sức sống. đối với người cao tuổi, mỗi khi thay đổi tư thế có thể gây ra chóng mặt, hạ huyết áp, ngoài việc thiếu máu thì cũng do thiếu nước.

Theo Quỳnh Trang/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/uong-du-nuoc-thi-khoe-dep-tre-ra-nhung-3-thoi-diem-nay-nen-tranh-uong-nuoc-keo-loi-bat-cap-hai.html

Theo Quỳnh Trang/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/uong-du-nuoc-thi-khoe-dep-tre-ra-nhung-3-thoi-diem-nay-nen-tranh-uong-nuoc-keo-loi-bat-cap-hai/20220730095201655)

Tin cùng nội dung

  • Em có đi khám nhưng bác sĩ kết luận em bị viêm họng hạt, hơn nữa em đã kiểm tra tổng quát phổi bình thường.
  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY