Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị táo bón mạn tính

Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Theo Đông y, táo bón thường do âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm; phụ nữ sau đẻ, người già do cơ nhục bị yếu gây khí trệ; do kiết lỵ mạn tính làm tỳ vị kém vận hóa gây táo bón. Nếu không điều trị có thể gây bệnh trĩ. Sau đây là một số bài Thuốc trị bệnh:

Táo bón do âm hư huyết nhiệt: Người bệnh táo bón lâu ngày, họng miệng khô, lưỡi đỏ ít rêu, người gầy khô, hay khát nước, buồn bực cáu giận, mạch tế. Phép chữa là lương huyết, dưỡng âm nhuận táo. Dùng một trong các bài:

Bài 1: sinh địa 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g, sa sâm 16g, vừng đen 20g, mật ong vừa đủ. Tất cả tán bột làm thành viên, ngày uống 10 - 20g.

Bài 2: bá tử nhân 100g, bạch thược 50g, hậu phác 40g, hạnh nhân 50g, đại hoàng 40g, chỉ thực 40g. Tất cả tán bột, ngày uống 10 - 20g.

Táo bón ở người bị thiếu máu, phụ nữ sau đẻ mất máu: Người bệnh da xanh, niêm mạc nhợt, ngủ ít, chóng mặt hoa mắt, táo bón kéo dài, lưỡi nhạt, mạch hư tế đới sác vô lực. Phép chữa là bổ huyết nhuận táo. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hà thủ ô đỏ 100g, long nhãn 100g, bá tử nhân 100g, kỷ tử 100g, tang thầm 100g, vừng đen 200g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 10 - 20g.

Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, đại táo 8g, vừng đen 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Táo bón do khí hư: Thường gặp ở người già, phụ nữ sau đẻ do trương lực cơ giảm. Phép chữa là ích khí nhuận tràng. Dùng bài: bạch truật 12g, đẳng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Người dương khí kém, táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối đau mỏi, mạch trầm tế, dùng bài: bố chính sâm 10g, hoài sơn 10g, kỷ tử 10g, nhục quế 2g, ý dĩ 12g, chút chít 12g, hoàng tinh 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Để phòng bệnh táo bón, cần uống đủ nước (2 lít mỗi ngày); ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế chất béo, kiêng các chất kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, tỏi ớt... Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm. Thường xuyên vận động cơ thể, tránh ngồi lâu, hằng ngày nên xoa bóp vùng bụng dưới để tăng nhu động ruột.

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-tao-bon-man-tinh-695.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là căn bệnh gây khổ sở cho nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh trĩ.
  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY