Bệnh văn phòng hôm nay

“Bệnh” văn phòng

Phụ nữ ở các nước phát triển, hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.

Sự phát triển của xã hội, đã tạo cơ hội cho phụ nữ có vị thế cao hơn, bình đẳng hơn. Tuy nhiên, để đạt được những điều này, họ luôn đối mặt với những thách thức, mà ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của họ. Đó là những căn bệnh về tâm lý, về xương khớp, đường tiêu hóa, vân vân.

Theo Y học, chúng được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm. Tuy vậy, trầm trọng hơn là bệnh có tính kinh niên, kéo dài cả đời, nếu không biết cách chăm sóc thích hợp.

1. Stress. Đây là căn bệnh mà nhiều phụ nữ hay mắc phải nhất. Nguyên nhân là do những áp lực của công việc, của cuộc sống gia đình và môi trường xung quanh. Theo các chuyên gia y tế, đây là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể, trước những tình huống căng thẳng. Tuy nhiên, stress có gây bệnh hay không, còn phụ thuộc vào sức chống đỡ của nhân cách. Sức chống đỡ tùy thuộc vào sự giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, và môi trường sống.

Stress có thể gây ra một số bệnh như: rối loạn giấc ngủ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, hội chứng đau nửa đầu, tai biến mạch não. Song song đó, chính tác động ngược của căn bệnh, làm tình huống stress trầm trọng hơn.

Để phòng bệnh, cần cải thiện điều kiện sinh hoạt và lao động, tránh những tác động của stress, cải thiện các mối quan hệ, giảm kích thích xấu trong cuộc sống hàng ngày, tập thể thao, từ bỏ các chất kích thích. Ngoài ra, các liệu pháp tâm lý như: điều chỉnh cách sống, cân bằng giữa hoạt động và thư giãn, cũng là biện pháp thích hợp.

2. Bệnh bàn giấy. Theo nhiều nghiên cứu về giới văn phòng cho thấy, số lượng người mắc bệnh "bàn giấy" như đau lưng, đau khớp, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa, vân vân, ngày càng tăng.

Điều tra xã hội học cho thấy, 74% nhân viên văn phòng bị đau, khô họng, 73% nhức đầu, 80,9% đau lưng, 90,5% đau cổ, gáy, 46% đau mắt, 35% chảy nước mắt, vân vân. Những triệu chứng này là do, ô nhiễm từ trang thiết bị văn phòng lắp điều hòa nhiệt độ.

Nhiệt độ trong phòng làm việc, thường dao động từ 20 đến 25 độ C, khiến nhiều người cảm thấy da bị lạnh và khô hơn, dù đã dùng kem chống ẩm. Sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng làm việc khá lớn, từ 5 đến 10 độ C, là điều rất bất lợi cho sức khỏe của người lao động, nếu không có phòng đệm.

Ngoài ra, số nhân viên làm việc trong phòng lại quá đông, lại đóng kín cửa, nên nồng độ khí CO2 trong phòng làm việc tại nhiều cơ sở khá cao, gây cảm giác ngột ngạt, khó thở cho con người.

Các chuyên gia y tế còn nhận định, những người sử dụng máy vi tính, duy trì một tư thế kéo dài, và tập trung chú ý vào một việc, có xu hướng mệt nhiều hơn những người khác, với những biểu hiện như đau, chuột rút thắt lưng, cổ, vai, cổ tay.

Các chuyên gia y tế khẳng định, về lâu dài, nếu không làm sạch môi trường sống, lưu thông khí trong phòng, những biểu hiện trên sẽ trở thành bệnh lý, bắt buộc phải điều trị lâu dài.

Còn theo Tổ chức Y tế thế giới, các chất độc hại từ khói Thu*c, keo sơn tường, thảm nhà, máy photocopy, máy fax, vi tính, gỗ chế biến Thu*c sát trùng, tạo ra khí độc CO2, formaldehyd benzen, các hữu cơ bay hơi VOC cao, dễ gây bệnh đường hô hấp. Hội chứng thị lực do sử dụng máy vi tính cũng được nhắc đến.

Theo một nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, nguyên nhân được kể đến là do, giảm gần 40% tần số chớp mắt, từ 14 lần mỗi phút xuống còn 6 đến 7 lần, khiến mắt bị khô. Khi dùng máy tính, mắt có khuynh hướng mở to hơn nên cũng nhanh khô, không đủ nước mắt và độ trơn để loại sạch bụi.

3. Hội chứng ống cổ tay. Đây cũng là một căn bệnh, mà những người làm văn phòng thường mắc phải, do thường xuyên sử dụng máy vi tính và con chuột vi tính. Bệnh hay gặp ở những người, thường xuyên sử dụng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu về dài, có thể dẫn đến tàn tật, do tổn thương thần kinh và mạch máu.

Triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê ngón trỏ và ngón giữa, yếu ngón cái, có thể thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt, giống như bị kim châm ở bàn tay, nặng hơn thì cảm thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng. Bệnh thường bắt đầu từ tay thuận. Những người dễ mắc hội chứng ống cổ tay, là người thường xuyên sử dụng máy tính, nhà văn, biên tập viên, vân vân. Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, khoảng 92%. Hội chứng này, cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ, vân vân. Phần lớn các trường hợp hội chứng ống cổ tay, có thể khỏi khi người bệnh thay đổi môi trường làm việc, thay đổi cách sống cho khoa học và hợp lý hơn. Lời khuyên cho những người có nguy cơ mắc bệnh, trên 35 tuổi là, nên thường xuyên cho các cơ nghỉ ngơi, xoa bóp để tăng tuần hoàn máu ở các vùng vai, cổ và tay, thường xuyên tập thể dục thể thao, có tư thế ngồi hợp lý khi làm việc, để giữ được độ cong tự nhiên của phần lưng dưới, có chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B6. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy có những triệu chứng tê tay, đặc biệt là vùng ngón trỏ và ngón giữa của tay thuận, hãy đến bệnh viện để làm xét nghiệm, và có hướng điều trị sớm nhất nếu bệnh đã nặng. Tóm lại, phụ nữ hiện đại phải đã và đang đối mặt, với nhiều tác nhân gây bệnh như đã kể trên. Để có sức khỏe tốt, và ngăn chặn những bệnh nguy hiểm là điều cần thiết. - Có lịch làm việc cụ thể cho từng ngày và từng tuần. - Dinh dưỡng hợp lý: đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ nhu năng lượng theo tuổi và điều kiện làm việc.

- Tập thể dục, chơi thể thao, bơi lội.

- Giải trí qua xem ti vi, đọc sách báo, xem phim thích hợp, đi du lịch, nghỉ mát.

- Tránh khói Thu*c lá, bụi, khí thải.

- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động chuyên nghiệp, khi phải thực hiện những công việc có nguy cơ độc hại. Theo: Tạp Chí Làm Đẹp.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-van-phong-3725.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY