Bệnh văn phòng hôm nay

Hen phế quản nghề nghiệp

Hen phế quản nghề nghiệp (HNN) là hen phế quản mà nguyên nhân được gây bởi toàn bộ hoặc 1 phần các tác nhân ở nơi làm việc (Burge P.S. 1995).

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Định nghĩa:

Hen phế quản nghề nghiệp (hnn) là hen phế quản mà nguyên nhân được gây bởi toàn bộ hoặc 1 phần các tác nhân ở nơi làm việc (burge p.s. 1995).

Là một thể của HPQ, có thể phát triển ở người trước đó đã mắc HPQ hoặc không

2. Dịch tễ:

- Tỉ lệ chunẳctên thế giới chiếm từ 2-15% HPQ người lớn (thấp nhất là 5% công nhân mắc HNN).

- Ở Anh (1998) HNN chiếm 26,4% trong các bệnh hô hấp của các công nhân, trong đó nguyên nhân do Diisocyanate chiếm chủ yếu (22%). Ở Việt nam HNN chưa được công nhận là bệnh nghề nghiệp.

3. Nguyên nhân:

Gồm 2 nhóm nguyên nhân chính:

- Các tác nhân có trọng lượng phân tử (TLPT) cao:

+ Sản phẩm của động vật, côn trùng: gặp ở công nhân làm ở labo (phòng thí nghiệm), chăn nuôi

+ Các động vật ở labo: chuột, thỏ, cừu

+ Chim bồ câu, gà, côn trùng nuôi: gặp ở công nhân làm ở labo, chăn nuôi…

+ Thực vật: hạt cà phê, chè…

+ Enzyme sinh học (Trypsine, papain…), công nghiệp xà phòng, Thu*c

+ Nhựa, cao su: nhân viên y tế, sản xuất đồ chơi…

+ Gôm thực vật: sản xuất gôm, thợ in

+ Khác: chế biến thuỷ sản (tôm, cua)

- Các tác nhân TLPT thấp:

+ Diisocyanate: nhà máy sản xuất nhựa, sơn

+ Anhydrite: nhà máy sản xuất nhựa

+ Bụi gỗ: chế biến gỗ

+ Kim loại (nickel, platinum…): công nghệ kim loại nặng

+ Thu*c (penixicllin. Cephalosporin, salbutamol, tetraxicllin…): công nghiệp hoá, dược.

+ Khác: Formalin, hexachlorophere (sử dụng ở bệnh viện)

- Yếu tố nguy cơ: thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên, tạng atopy, hút Thu*c lá.

4. Cơ chế bệnh sinh: rất phức tạp và còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Có 2 nhóm cơ chế chính như sau:

- Cơ chế không miễn dịch:

+ Co thắt PQ phản xạ

+ co thắt phế quản do kích thích (hội chứng rối loạn hoạt động của đường thở- reactive airways dysfunction syndrome - rads)

+ Co thắt phế quản do Thu*c

- Cơ chế miễn dịch:

+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgE (Type I): cả 2 nhóm nguyên nhân

+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgG (Type II)

+ Đáp ứng miễn dịch qua phức hợp miễn dịch (Type III)

+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian bổ thể

+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (Type IV)

II. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG:

1. Lâm sàng: biểu hiện bằng 2 thể chính

- HNN khởi phát tiềm tàng:

+ Gặp ở hầu hết bệnh nhân

+ Do tác nhân TLPT thấp và cao

+ Triệu chứng xuất hiện sau tiếp xúc với dị nguyên vàI tuần đến vàI tháng

+ Xuất hiện các triệu chứng và nhạy cảm ở nồng độ thấp các tác nhân nơi làm việc

+ Tăng đáp ứng phế quản (+)

- HNN khởi phát tức thì:

+ Ít gặp

+ Triệu chứng xuất hiện vàI giờ sau tiếp xúc với tác nhân

+ Các tác nhân chính: khí, khói (chloride, ammonia…)

- Biểu hiện kèm theo: viêm mũi, viêm da dị ứng…

2. Cận lâm sàng:

- Thông khí phổi (TKP):

+ Đo 1 lần ít giá trị

+ Đo thường xuyên và nhắc lại: đo trước, trong (sáng, chiều), sau làm việc, rời công việc (ở nhà), theo dõi lâu dàI (3-4 tuần). Thường sử dụng đo PEF.

+ Rối loạn thông khí phổi: RLTKTN phục hồi ≥ 75% sau khi nghỉ việc là tiêu chuẩn chẩn đoán, RLTKTN phục hồi < 25 % xem xét lại chẩn đoán, RLTKTN phục hồi 25 - < 75% cho nghỉ lâu hơn,xác định lại.

- Test da với các dị nguyên ở môI trường đã xác định (+)

- Test kích thích phế quản:

+ Test kích thích phế quản không đặc hiệu: không có giá trị chẩn đoán

+ test kích thích phế quản đặc hiệu với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+) : có giá trị chẩn đoán xác định

- Xét nghiệm IgE đặc hiệu: RAST, ELISA có Se, Sp phụ thuộc vào tác nhân (Se: 19-92%, Sp: 80-98%)

III. CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

* Chẩn đoán ( EAACI- European Academy of Allergology and clinical immunology):

- Tiền sử tiếp xúc với các tác nhân: rất quan trọng

- Triệu chứng xảy ra khi tiếp xúc lần đầu tiên

- Các triệu chứng thay đổi liên quan đến làm việc:

+ Thay đổi trong ngày làm việc: PEF giảm nhiều nhất sau 6-8 h làm việc, nghỉ đỡ

+ Thay đổi giữa các ngày làm việc: nặng ở ngày đầu

+ Thay đổi hàng tuần làm việc: triệu chứng hồi phục ít nhất 10 ngày sau rời công việc hoặc 1 tháng

- TKP: RLTKTN và phục hồi liên quan đến công việc

- Test da với các dị nguyên ở môi trường đã xác định (+)

- Test kích thích phế quản đặc hiệu với các dị nguyên ở môI trường đã xác định (+)

- Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

- Viêm phổi tăng cảm

IV. ĐIỀU TRỊ:

- Dự phòng:

+ Xác định tác nhân nhạy cảm ở môi trường làm việc

+ Điều tra tính nhạy cảm của công nhân tiếp xúc

+ Kiểm soát nồng độ các tác nhân nhạy cảm ở môi trường làm việc: nồng độ Diisicyanate cho phép 1-30ng/m3

- Điều trị:

+ Thay đổi công việc

+ Điều trị đợt bùng phát: như HPQ nói chung

+ Điều trị miễn dịch (immunotherapy):

* Giải mẫn cảm đặc hiệu.

* Ổn định tế bào mast: zaditen, ketotifen…

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1b4f6276801b057553a602)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Khi xâm nhập vào cơ thể dù với lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi đủ nhiều, chì có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. bài viết này nói về những nguồn và nguy cơ nhiễm độc chì kèm cách phòng tránh.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY