Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phơi nhiễm chì do nghề nghiệp

Khi xâm nhập vào cơ thể dù với lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi đủ nhiều, chì có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. bài viết này nói về những nguồn và nguy cơ nhiễm độc chì kèm cách phòng tránh.

Tôi có thể bị phơi nhiễm chì như thế nào?

Chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo hai cách: qua đường hô hấp (hít vào) và đường tiêu hóa (ăn vào). Bạn có thể hít bụi chì hoặc khói chì vào phổi mà không biết. Mặt khác, bạn có thể nuốt phải bụi chì nếu nó lẫn vào thức ăn hay đồ uống của bạn. Thâm chí, bạn có thể nuốt bụi chì nếu không rửa tay trước khi ăn.

Chì có thể gây ra những vấn đề gì?

Khi chì xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nằm trong đó một thời gian dài. Ngay cả khi phơi nhiễm với một lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi chì tích tụ lại, nó có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. Tình trạng này được gọi là nhiễm độc chì .

Như một quy luật chung, chì trong cơ thể càng nhiều, khả năng gặp rắc rối về sức khỏe càng cao. Hiện vẫn chưa rõ lượng chì tích tụ bao nhiêu thì đủ gây hại cho sức khỏe, vì ảnh hưởng của chì là khác nhau tùy theo đối tượng.

Các dấu hiệu của nhiễm độc chì

Dưới đây là một trong những dấu hiệu sớm của nhiễm độc chì:

    Mệt mỏi

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với chì tại nơi làm việc

“Tiêu chuẩn Chì” là quy định của Nhà nước yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện theo hướng dẫn để bảo vệ công nhân khỏi bị phơi nhiễm chì độc hại. Một phần quan trọng của tiêu chuẩn này nói rằng chì trong không khí tại nơi làm việc không nên vượt mức 50 ug/m, tính trung bình trong 8 giờ. Theo tiêu chuẩn Chì, công nhân có các quyền sau đây:

    Nhận được một bản sao của tiêu chuẩn.
  • phơi nhiễm với nồng độ chì trong không khí trên 30 ug/m trong hơn 30 ngày trong năm. Nếu để điều này xảy ra, người sử dụng lao động phải thiết lập chương trình giám sát y tế cho nhân viên. Chương trình này bao gồm: thăm khám, thử máu và điều trị (nếu cần thiết). Người lao động phải tránh bị phơi nhiễm thêm nếu đang có nguy cơ sức khỏe và phải được chữa cho khỏi hẳn. Trong một số trường hợp, người lao động có thể được chuyển sang công tác ở nơi không ô nhiễm mà không bị mất lương hoặc lợi ích.

Ai có thể giúp người lao động biết lượng chì trong máu?

Bác sĩ và nhân viên phụ trách an toàn ở công ty có thể giúp đỡ nếu bạn đang lo lắng về nguy cơ phơi nhiễm chì. Bác sĩ có thể kiểm tra lượng chì trong máu của bạn.
Bác sĩ cũng có thể giúp bạn biết mức chì trong cơ thể và những tác động có thể có đối với sức khỏe. Bạn cần để bác sĩ biết là bạn đang phơi nhiễm chì tại nơi làm việc, ngay cả khi không có vấn đề sức khỏe nào.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi phơi nhiễm chì?

Nhân viên phụ trách an toàn của công ty có thể giúp tìm hiểu xem khu vực làm việc của bạn đã được kiểm tra hàm lượng chì trong không khí hay chưa. Họ cũng có thể giúp bạn tránh phơi nhiễm bằng các thiết bị bảo vệ.
Bảo vệ bản thân và gia đình bằng các phương pháp làm việc an toàn cơ bản như sau:

    Mặc quần áo và và giày dép riêng khi làm việc.

Chì trong nhà thì như thế nào?

Chì có trong sơn chứa chì và trong đất hoặc nước bị ô nhiễm chì. Nhà càng cũ, càng có nhiều cơ hội được trang hoàng bằng sơn chứa chì. Chì từ sơn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua bụi sơn hoặc mạt sơn. Đất quanh nhà có thể dính chì từ các nguồn như sơn bên ngoài. Chì có thể xâm nhập vào nước uống thông qua hệ thống ống nước. Nếu bạn nghĩ rằng hệ thống ống nước trong nhà có thể chứa chì, hãy chỉ dùng nước lạnh để uống và nấu ăn và hãy cho nước chảy trong 30 giây trước khi sử dụng nước trong hệ thống. Bạn cũng nên thay thế đường ống cấp nước cho các vòi nước trong nhà.
Bạn có thể nhờ chuyên gia kiểm tra chì trong nhà qua đánh giá sơn và những vật liệu có nguy cơ khác.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phoi-nhiem-chi-do-nghe-nghiep-91.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY