Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV

Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.

HIV có thể được lây truyền như thế nào?

Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có thể chứa HIV và có thể gây nhiễm trùng. Nguy cơ nhiễm HIV vết thương do kim chích là ít hơn 1%, và nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc không kèm vết thương xuyên hoặc cắt da (ví dụ như khi bị dịch cơ thể bắn tóe lên da hoặc niêm mạc) là ít hơn 0,1%. Nguy cơ nhiễm HIV do người bị nhiễm HIV gây ra trực tiếp (như cắn, cấu,…) là từ 0,1% đến 1%.

Dịch cơ thể “trong suốt” như nước mắt, nước bọt, mồ hôi và nước tiểu ít hoặc không chứa virus và không lây truyền HIV, trừ khi chúng bị lẫn với máu.

Tôi nên làm gì nếu nghĩ là mình đã tiếp xúc với HIV?

Nếu bạn bị kim đâm qua da, hãy gây chảy máu tại nơi bị đâm bằng cách nặn nhẹ nhàng trong khi rửa bằng nước và xà phòng. Nếu da hoặc niêm mạc bị dịch cơ thể dính vào, hãy xả nước rửa sạch khu vực ấy ngay lập tức.

Lấy tên, địa chỉ và số điện thoại của người mang nguồn bệnh (bệnh nhân) và của bác sĩ phụ trách người đó. Nếu bạn không biết tình trạng HIV của bệnh nhân, hãy yêu cầu bác sĩ giúp đỡ. Nếu bạn đang làm việc, hãy thông báo cho cấp trên của mình. KHÔNG MẤT THỜI GIAN miêu tả chi tiết sự tiếp xúc xảy ra như thế nào và tại sao. Bạn sẽ có thời gian cho việc này sau.

Khi nào tôi cần được chăm sóc y tế?

Hãy nhờ đơn vị chăm sóc sức khỏe nhân viên, bác sĩ riêng của bạn hoặc bác sĩ cấp cứu đánh giá và điều trị NGAY LẬP TỨC. Nếu Thu*c chống HIV được chỉ định, việc điều trị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu bạn bị kim đâm hoặc đứt da, bạn có thể cần được tiêm chủng tăng cường ngừa bệnh uốn ván, tùy thuộc vào tính chất của vết thương. Bác sĩ sẽ cần thêm thông tin về sự cố và các chi tiết khác để quyết định phương pháp điều trị khi cần thiết.

Cần cung cấp cho bác sĩ những chi tiết gì?

Khi có tổn thương xuyên thủng da
Vết thủng sâu hay nông? Nếu vết thủng là do kim tiêm, cây kim số bao nhiêu? Kim rắn (kim khâu) hay rỗng? Bạn có thấy máu hoặc chất lẫn với máu trên bề mặt cây kim hay dao mổ không? Những thứ này có tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân trước đó? Nếu bị tiêm máu vào người, bạn biết thể tích (lượng) là bao nhiêu không? Bạn đã đeo găng tay bảo vệ hay không?

Khi bị dịch cơ thể bắn tóe lên da hoặc niêm mạc
Bạn tiếp xúc với máu hay những loại dịch cơ thể khác? Với lượng là bao nhiêu? Phần cơ thể nào bị tiếp xúc và diện tích tiếp xúc rộng bao nhiêu? Tiếp xúc trong bao lâu? Da bạn có bị rách không? Có phát ban hay vết cắn không? Bạn có mặc đồ bảo vệ như găng tay, kính đeo mắt hay không?

Bác sĩ cần biết gì về người mang nguồn bệnh?

Nếu người nguồn (người mang nguồn bệnh) đồng ý xét nghiệm HIV
Nếu người nguồn là HIV âm tính, họ có thể đã nhiễm trùng nhưng chưa cho kết quả dương tính ở xét nghiệm (tức trong giai đoạn "cửa sổ"). Liệu người ấy có đồng ý xét nghiệm hoặc xét nghiệm lại để kiểm tra tình trạng lây nhiễm HIV?

Nếu người nguồn là HIV dương tính, người ấy đã mắc bệnh AIDS hay chưa? Người ấy có đang theo liệu pháp chống HIV nào không? Nếu vậy, những loại Thu*c đang dùng là gì? Người ấy có ở giai đoạn cuối của bệnh (với số lượng virus trong máu và dịch cơ thể rất cao) hay không?

N ế u người nguồn không đồng ý xét nghiệm HIV, cho dù người đó nằm trong nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao
Người nguồn là người tiêm chích M* t*y, là bạn tình của người tiêm chích M* t*y, nam lưỡng tính hay đồng tính, và/hoặc là một người có nhiều bạn tình? Người ấy có được truyền máu trong khoảng năm 1980-1985? Gần đây, người ấy có được truyền máu không?

Tôi cần nói cho bác sĩ những gì về bản thân mình?

Mọi thông tin v tình trạng sức khỏe, các loại Thu*c men và dị ứng
Bạn đã tiếp xúc với HIV từ trước? Nếu vậy thì khi nào? Bằng cách nào? Bạn có đang mang thai không? Bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ? Bạn có quan hệ T*nh d*c không?

Bạn đồng ý làm xét nghiệm hay không?
Bạn có đồng ý làm xét nghiệm với kết quả được giữ bí mật nhằm ghi lại sự chuyển đổi huyết thanh (seroconversion), có thể xảy ra mặc dù khá hiếm khi lây nhiễm HIV do nghề nghiệp">phơi nhiễm nghề nghiệp?

Nên điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm HIV không?

Dựa vào câu trả lời cho các câu hỏi trên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng Thu*c để làm giảm nguy cơ phát triển HIV. Bác sĩ cũng có thể cho Thu*c để bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm gan và giang mai. Bạn sẽ cần phải xét nghiệm máu, đặc biệt đánh giá chức năng tủy xương, gan và thận xem như là thông số sức khỏe ban đầu. Những xét nghiệm này sẽ được lặp lại trong suốt quá trình điều trị để so sánh.

Việc điều trị dự phòng có hiệu quả không?

Sau khi phơi nhiễm, việc điều trị dự phòng sớm có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đến 10 lần. Ngay cả khi nhiễm trùng xảy ra bất chấp can thiệp này, việc ngăn cản virus sớm cũng có thể làm giảm lượng virus ban đầu (gốc= the "set point" for viral load) và làm chậm tiến triển bệnh một cách đáng kể.

Việc điều trị có tác dụng phụ không?

Một số loại Thu*c được sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, zidovudine có thể gây đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ và các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Mặc dù hiếm hơn, lamivudine có thể gây viêm tụy và các triệu chứng tiêu hóa. Indinavir và saquinavir có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Indinavir cũng tăng nguy cơ bị sỏi thận. Bạn nên uống 2 lít chất lỏng/ngày để giảm nguy cơ này.

Làm thế nào để bảo vệ những người khác khỏi nguy cơ phơi nhiễm HIV?

Cho đến khi khả năng nhiễm HIV được loại trừ, bạn nên tránh việc trao đổi dịch cơ thể trong quan hệ T*nh d*c, trì hoãn mang thai, và không hiến máu hoặc hiến tạng. Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chuyển sang cho bú sữa công thức.

Khi nào tôi nên làm xét nghiệm HIV lại?

Xét nghiệm HIV có thể được lặp lại vào 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau phơi nhiễm. Gần như mọi trường hợp có kết quả âm tính sau 3 tháng đều được xác nhận là không bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) khuyên bạn nên kiểm tra lại cho đến 6 tháng sau phơi nhiễm. Nếu kháng thể kháng HIV không hình thành trong cơ thể sau 6 tháng, bạn có thể chắc chắn là mình không bị nhiễm bệnh. Cho đến khi đó, bạn nên báo cáo và tìm kiếm chăm sóc y tế nếu có bất kỳ bệnh cấp tính nào. Những bệnh cấp tính, đặc biệt là nếu kèm theo sốt, phát ban hoặc sưng hạch bạch huyết, có thể là dấu hiệu của việc nhiễm HIV hoặc một tình trạng bệnh khác.

Đối mặt với những cảm xúc sau phơi nhiễm như thế nào?

Sự tức giận, tự giày vò, sợ hãi và trầm cảm sau khi bị phơi nhiễm với HIV do công việc là những cảm xúc tự nhiên thường thấy. Tâm lý có thể diễn biến phức tạp và khó chịu trong thời gian chờ đợi và nhận điều trị dự phòng. Bạn có thể muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chương trình hỗ trợ nhân viên hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần tại địa phương.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phoi-nhiem-nghe-nghiep-voi-hiv-96.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY