Bạn nên biết hôm nay

Xử trí nhanh khi gặp nguy cơ phơi nhiễm HIV về y học

Hiện nay không chỉ nhân viên y tế - những người tiếp xúc trực tiếp hay thường xuyên chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV
Hiện nay không chỉ nhân viên y tế - những người tiếp xúc trực tiếp hay thường xuyên chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV mới có nguy cơ phơi nhiễm hiv">phơi nhiễm hiv mà ngay cả người dân tại cộng đồng cũng có nguy cơ phơi nhiễm hiv">phơi nhiễm hiv do chăm sóc người thân. Vì vậy, chúng ta cần có kiến thức bảo vệ mình và cách xử trí đúng.

Khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì khi đó sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV. Cụ thể là: Quan hệ T*nh d*c với người có HIV mà không sử dụng bao cao su. Máu, chất dịch cơ thể của người có HIV dính vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xát từ trước), hoặc văng vào niêm mạc (mắt, mũi, họng...); Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào. Vết thương do bị kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.

phơi nhiễm hiv">phơi nhiễm hiv

Trước hết, cần xử lý vết thương ngay tại chỗ: Đối với những tổn thương da gây chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước sạch (lưu ý là không được kỳ cọ vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương). Sau đó, để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn, tuyệt đối không nặn máu mà để máu tự chảy. Cuối cùng, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn, như: Dakin, javel 1/10 hoặc cồn 70 độ trong thời gian ít nhất 5 phút.

Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong năm phút. Nếu bắn vào miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.

Nếu máu và dịch tiết của người có HIV văng, dính vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước) thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm cũng thấp khi tổn thương da xây xát cạn, không chảy máu hoặc chảy máu ít.

Những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao là khi máu và chất dịch của người có HIV bắn vào các tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.

Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV.

Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị ARV sớm 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong 4 tuần. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV, cần theo dõi tác dụng phụ của Thu*c ARV. Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng kể từ thời điểm bị phơi nhiễm. Sau 6 tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả HIV (-), người bị phơi nhiễm có thể yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó. Trường hợp có kết quả HIV ( ) thì người nhiễm sẽ tiếp tục được điều trị ARV tại các phòng khám điều trị ngoại trú dành cho người nhiễm HIV.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-tri-nhanh-khi-gap-nguy-co-phoi-nhiem-hiv-ve-y-hoc-15257.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Mong Mangyte tư vấn cho tôi biết có địa điểm nào tại TPHCM làm xét nghiệm HIV cho người đồng tính không? Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Bạn đọc xin giấu tên)
  • Tôi muốn đến BV Hòa Hảo làm xét nghiệm HIV combo nhưng tôi chưa đến đó bao giờ, không rõ sẽ xét nghiệm ở phòng nào? Mà xét nghiệm HIV nên tôi cũng ngại lắm, không dám hỏi thăm ai ở đó. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp tôi. Xin cảm ơn! (Tr.T.H.O - TPHCM)
  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Em có khám sức khỏe tổng quát tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có xét nghiệm máu và đã có kết quả âm tính với HIV, nay em muốn xin một giấy chứng nhận không bị nhiễm HIV riêng, bản tiếng Anh. Cho em hỏi có thể làm ở đâu và mình có phải xét nghiệm lại không hay chỉ cần đem kết quả đã có để làm bản chứng nhận riêng?(do yêu cầu của công ty nên em cần 1 bản chứng nhận HIV bằng tiếng Anh riêng). Nhờ mangyte.vn tư vấn giúp. (Hoang Lan - TPHCM)
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?