Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh

(HNMO) - Theo quy luật, mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 (khoảng 2 đến 3 tuần tới).

(hnmo) - ngày 6-6, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hồ chí minh (hcdc) thông tin về tình hình bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn có dấu hiệu tăng nhanh.

Theo đó, số ca tay chân miệng có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. bên cạnh đó, kiểu gen b5 của enterovirus 71 (ev71) đã được ghi nhận ở các bệnh nhi mắc bệnh có triệu chứng nặng. 

Trong khi đó, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh sốt xuất huyết hằng năm tại thành phố hồ chí minh thì mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 (khoảng 2 đến 3 tuần tới). 

Theo hcdc, với tình hình hiện nay, thành phố hồ chí minh đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch là rất lớn nếu không chủ động kiểm soát ngay từ lúc này.

Cụ thể, theo số liệu giám sát dịch bệnh của hcdc, số trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. trong đó, số ca mắc tay chân miệng trong tuần 22 cao gấp hơn 2 lần số ca mắc tay chân miệng trong tuần 19. 

B5 là kiểu gen (subgenotype) của ev71 - tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em vừa được phát hiện trở lại qua các trường hợp nặng tại 3 bệnh viện nhi của thành phố. đó là kết quả giải trình tự gen được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu bv nhi đồng 1 - bv bệnh nhiệt đới - oucru. 

Đáng chú ý, cả 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại bv nhi đồng 1 đều có kết quả pcr dương tính với ev71 và đều có kiểu gen b5. được biết kiểu gen b5 của ev71 lần đầu tiên được tìm thấy ở đài loan (trung quốc) vào năm 2007 và tại thành phố hồ chí minh năm 2015, 2018.

Với bệnh sốt xuất huyết, theo quy luật, tại thành phố hồ chí minh, mùa cao điểm của bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 và dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 10 hằng năm. trong 2 tuần qua tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát của hcdc về hoạt động phòng, chống dịch tại các phường, xã, đã có 20 điểm nguy cơ (có lăng quăng) trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỷ lệ trên 50%. 

Tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi thành phố bước vào mùa mưa, nếu từng địa phương và mỗi hộ gia đình không quyết liệt diệt muỗi, diệt lăng quăng để kiểm soát dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1066302/nguy-co-bung-phat-dich-benh-tay-chan-mieng-va-sot-xuat-huyet-tai-tp-ho-chi-minh)

Tin cùng nội dung

  • Viêm loét đại tràng có phải là bệnh xảy ra ở một số người có nguy cơ cao không? Nguy cơ này là gì và có thể tránh được không.
  • Tại nước ta, thống kê mỗi năm có khoảng 500.000 người bị bệnh tiêu chảy, trong đó có những bệnh nhân tiêu chảy cấp, xảy ra chủ yếu ở trẻ em với các trường hợp Tu vong.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đang tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch tả tại Nam Sudan sau khi có hơn 2.300 người mắc bệnh, trong đó có 63 người Tu vong.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY