Kinh tế xã hội hôm nay

Dịch sốt xuất huyết Dengue diễn biến phức tạp

(MangYTe) - Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là mối đe dọa lớn ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới do những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra.

Hàng năm, dịch sốt xuất huyết tại việt nam thường cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10. kể từ sau đại dịch covid-19, việt nam đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp và liên tục của các dịch bệnh, gây áp lực ngày càng lớn lên cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế. tính đến thời điểm hiện tại, việt nam đã ghi nhận 81.808 ca mắc sốt xuất huyết trong năm 2023 với 23 trường hợp tử vong.

Tại hội thảo “các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết dengue tại việt nam” do viện pasteur tp hồ chí minh phối hợp với công ty tnhh takeda pharmaceuticals tổ chức ngày 28/9, các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế đã cùng thảo luận về các sáng kiến, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống sốt xuất huyết tại việt nam. đồng thời, trao đổi để tìm ra những biện pháp can thiệp mới có thể tăng cường quản lý việc lây truyền sốt xuất huyết.

Các chuyên gia y tế trao đổi tại hội thảo.

Pgs - ts, bs nguyễn thanh hùng, giám đốc bệnh viện nhi đồng 1 cảnh báo: sốt xuất huyết dengue (sxhd) là mối đe dọa lớn ở việt nam cũng như các nước khác trên thế giới do những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra. bệnh không chỉ được đặc trưng bởi cơn sốt cao kéo dài trong vài ngày, mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như sốc giảm thể tích do thất thoát huyết tương, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương nặng suy đa tạng... những biến chứng nặng này diễn tiến rất nhanh có thể dẫn đến gây tử vong nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị tích cực. ngoài nguy cơ về sức khỏe, sxhd còn đặt gánh nặng kinh tế lên các cá nhân và cộng đồng.

Tuổi nào cũng có thể bị SXHD từ sơ sinh đến người cao tuổi, tuy nhiên lứa tuổi bị SXHD nhiều nhất vẫn là học sinh, người trẻ trong độ tuổi lao động phải nghỉ học, nghỉ làm để điều trị, chi phí điều trị không hề nhỏ so với thu nhập của nhiều hộ gia đình. Ở góc độ y tế, số bệnh nhân SXHD gia tăng qua các năm đã gây ra áp lực quá tải đối với các bệnh viện, dẫn đến quá tải hệ thống y tế, khiến thiếu nguồn nhân lực chăm sóc và điều trị bệnh nhân đúng mức.

Để duy trì năng lực điều trị trong các cơ sở y tế, nhiều năm qua các cơ sở y tế tại TP Hồ Chí Minh cũng như trong cả nước dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã triển khai hiệu quả hướng dẫn chẩn đoán - điều trị SXHD của Bộ Y tế. Trong đó, việc tổ chức phân cấp điều trị, phát hiện sớm, điều trị đúng bệnh nhân SXHD cũng như tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch truyền... đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân bị biến chứng nặng, giúp giảm đáng kể tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cần sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống điều trị và dự phòng, kết hợp với việc tuyên truyền tư vấn cho người dân về bệnh để triển khai hiệu quả việc phòng ngừa bệnh, giúp giảm số bệnh nhân như diệt muỗi, diệt lăng quăng; tiêm phòng vaccine phòng ngừa bệnh khi có vacccine hiệu quả ngừa SXHD.

ThS, BS Lương Chấn Quang, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát Phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh nhận định: "Sốt xuất huyết khác biệt hoàn toàn so với các bệnh truyền nhiễm khác, đe dọa toàn bộ dân số, không phân biệt độ tuổi. Bên cạnh các biện pháp đang thực hiện đòi hỏi sự tích cực hơn nữa trước điều kiện môi trường ngày càng phức tạp, chúng ta cần kết hợp học hỏi từ các mô hình kiểm soát dịch sử dụng các phương pháp tiến bộ của khoa học tại các quốc gia có điều kiện khí hậu và dịch bệnh tương tự với Việt Nam, như Indonesia và Thái Lan. Chỉ khi cộng đồng y tế và xã hội cùng hành động, chúng ta mới có thể xây dựng được mô hình kiểm soát dịch mạnh mẽ, toàn diện và có tính bền vững hơn”.

“do biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa, dịch sốt xuất huyết bùng phát phức tạp ở việt nam đang khiến các chuyên gia gặp khó khăn trong việc dự đoán và lên kế hoạch, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát một cách hiệu quả nhất. vì vậy, thông qua hội thảo này, các chuyên gia y tế đã có dịp ngồi lại và thảo luận nhằm xác định các chiến lược quản lý tối ưu nhất, trong đó có thêm công cụ mới như một phần của chương trình phòng ngừa và quản lý sốt xuất huyết toàn diện. takeda cam kết hợp tác với các chuyên gia y tế, hội y khoa, nhà khoa học và cơ quan chính phủ trong cuộc chiến chống lại gánh nặng của sốt xuất huyết đang ngày càng tăng ở việt nam”, bà katharina geppert, giám đốc quốc gia của takeda tại việt nam chia sẻ.

Các chuyên gia tham dự hội thảo đã chỉ ra sự cần thiết phải có một giải pháp bền vững và lâu dài để phòng ngừa, kiểm soát sốt xuất huyết ở việt nam. điều này đòi hỏi không chỉ các biện pháp lâm sàng và phòng ngừa mà còn cả những nỗ lực, hợp tác công - tư trong việc chống dịch sốt xuất huyết - vấn đề sức khỏe cộng đồng đang diễn ra trên toàn cầu.

Hoàng Phương

Link bài gốc Lấy link

Hoàng Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/y-te/dich-sot-xuat-huyet-dengue-dien-bien-phuc-tap/20230929033554999)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY