Cây thuốc quanh ta hôm nay

Tam thất chỉ huyết, tán ứ

Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.

Cây mọc hoang hay trồng ở một số địa phương miền Bắc, Thổ tam thất là rễ củ của cây Gynura pseudochina DC, để nguyên củ gọi là thổ tam thất, nếu thái lát phơi khô dùng với tên bạch truật Nam. Sắc uống, chữa đau bụng, giã đắp, chữa mụn nhọt, Khương tam thất, cẩm địa la, là thân rễ cây Kaempferia rotunda L. Trong dân gian dùng để chữa vết thương, chữa khớp, bế kinh, đau dạ dày, đại tiểu tiện ra máu.

Theo y học hiện đại, tam thất có tác dụng điều hòa nhịp tim, chứng thiếu máu cơ tim, cầm máu, giảm mỡ máu, giảm đường huyết, giảm đau trấn tĩnh, tăng cường khả năng miễn dịch, xúc tiến tổng hợp protein, chống lão suy, nên được dùng như sâm, sâm tam thất. Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, vào các kinh can và thận. Có tác dụng, tán ứ chỉ huyết, tiêu thũng định thống, tư bổ cường tráng. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da và xuất huyết nội tạng, chấn thương đụng giập, khái huyết thổ huyết, tiện huyết, niệu huyết, rong kinh, rong huyết, bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực, tăng mỡ máu. Liều dùng: 6 đến 12g. Nghiền thành bột mỗi lần uống 1 đến 1,5g.

Cách dùng tam thất làm Thu*c:

Hòa huyết, cầm máu: Dùng khi chấn thương chảy máu, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, sau khi đẻ ra máu nhiều mà lại ứ trệ.

Bài 1. Hoạt huyết đan: tam thất 6g, hoa nhụy thạch, nung, 20g, than huyết dư 8g. Nghiền bột uống. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần. Trị chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu.

Bài 2: tam thất 60g, bạch chỉ 60g, hổ phách 30g, đại giả thạch 30g. Nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 2,5g, ngày uống 3 lần, chiêu với nước đun sôi. Trị các chứng xuất huyết nội tạng.

Bài 3. Thang tam thất: tam thất 12g, mao căn 63g, ngó sen 4g, sinh địa 12g, xuyến thảo 12g, câu kỷ 20g, hạt sen 63g, thạch cao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ em giảm bớt liều. Trị ban tím do giảm tiểu cầu trong máu.

Hóa ứ giảm đau: Dùng cho các chứng đau do ứ huyết.

Bài 1: tam thất 6 đến 12g, nghiền thành bột. Mỗi lần 1 đến 2g, chiêu bằng nước đun sôi. Trị đau do chấn thương, bị đánh, ngã.

Bài 2: tam thất, nhân sâm, liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần. Trị tim đau thắt.

Hóa ứ tiêu nhọt: tam thất lượng vừa đủ, mài với giấm mà bôi. Dùng khi ứ huyết ngưng trệ gây nhọt loét sưng đau, còn trị vết thương rắn độc cắn.

Kiêng kỵ: Người huyết hư không ứ không được dùng. Phụ nữ có thai không dùng.

Tiến sĩ: Nguyễn Đức Quang.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tam-that-chi-huyet-tan-u-6343.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Sau vài cơn mưa trái mùa vừa qua và tình hình SXH đang giảm nhiều, phụ huynh chủ quan khiến dịch tăng trở lại.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Để phòng ngừa sốt xuất huyết, khuyến cáo của y tế dự phòng là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY