Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh bất thường

6 tháng đầu năm 2023, cả nước đã ghi nhận gần 40.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 8 ca tử vong. Không chỉ diễn biến phức tạp tại các tỉnh miền Nam, số ca mắc sốt xuất huyết cũng đang gia tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc.
Điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch mai. Ảnh: BVCC.

Hiện dịch sốt xuất huyết (sxh) ở hà nội đã có nhiều bất thường. theo báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội, trong tuần qua, hà nội đã ghi nhận 170 ca mắc sxh tại 23 quận, huyện và không có ca tử vong. từ đầu năm đến nay có 823 ca mắc sxh (tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022). bệnh nhân phân bố tại 29/30 quận, huyện; 246/579 xã, phường, thị trấn.

Tính từ đầu năm, Hà Nội có 48 ổ dịch SXH. Hiện còn 13 ổ dịch đang hoạt động.

Nhận định về tình hình dịch bệnh SXH tại Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết: Kết quả kiểm tra giám sát tại các ổ dịch cho thấy, các chỉ số côn trùng cao vượt mức nguy cơ, vẫn phát hiện bọ gậy tại các hộ dân cũng như môi trường xung quanh. Dự báo thời gian tới, số ca mắc SXH có thể tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt là tại các khu vực ổ dịch cũ, các xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp.

Tỷ lệ thuận với việc số ca SXH gia tăng là số bệnh nhân nặng phải nhập viện do dịch bệnh này cũng đang có xu hướng tăng và có những dấu hiệu bất thường.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, đã tiếp nhận và điều trị cho 8 bệnh nhân, đa số đều là ca nặng, tiểu cầu giảm thấp. Hầu hết bệnh nhân ở đây có tình trạng cô đặc máu, xuất huyết khá nặng.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hiện đang điều trị cho 2 chị em ruột bị SXH biến chứng khá nặng. Theo người nhà, cả 3 mẹ con bị SXH, người mẹ nhẹ hơn nên theo dõi tại nhà. Con gái lớn tên N.L. có triệu chứng mệt mỏi, sốt và 4 ngày sau chảy máu chân răng nên vào viện cấp cứu. Kết quả xét nghiệm tiểu cầu của L. giảm sâu chỉ còn 40g/L. Em trai của bệnh nhân nói trên, cũng bị nặng, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm có thời điểm còn 6g/L, cô đặc máu.

Theo ông Cường, phần các trường hợp mắc SXH đang điều trị đều chủ quan, ngủ không buông màn khiến muỗi đốt từ người bệnh truyền sang người lành. Bệnh nhân khi mắc SXH thường không phát hiện bệnh sớm khiến bệnh tiến triển nặng hơn, thậm chí là nguy kịch, tử vong. Do vậy, người dân sống ở nơi có dịch SXH đang lưu hành có các triệu chứng sốt cao đột ngột, mệt mỏi cần phải đi khám ngay. Bệnh diễn biến nặng gây ra cô đặc máu, sốc sẽ rất nguy hiểm.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, để phòng, chống bệnh SXH, người dân cần thực hiện những điều sau: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

Bên cạnh đó, cần loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. trong khi điều trị bệnh, người bị sốt xuất huyết nên nằm trong màn để không bị muỗi đốt, tránh lây lan bệnh cho người khác. để phòng sốt xuất huyết, do hiện nay chưa có vaccine, việc phòng bệnh vẫn chủ yếu là phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh môi trường không cho muỗi đẻ trứng, kết hợp các biện pháp diệt loăng quăng bọ gậy.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dich-sot-xuat-huyet-tang-nhanh-bat-thuong-5723181.html)

Tin cùng nội dung

  • Tinh dịch là hỗn hợp dịch được phóng ra khi hoạt động T*nh d*c của nam giới đạt đến đỉnh điểm. Tinh dịch là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình thụ tinh. Sự bất thường của tinh dịch sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rắc rối.
  • Ra máu bất thường *m đ*o là một thuật ngữ nói lên tình trạng ra máu ngoài chu kỳ kinh bình thường của chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Ở những phụ nữ có dùng Thu*c nội tiết Tr*nh th*i có ra máu *m đ*o được định nghĩa chảy máu không định trước, tính trong khoảng 90 ngày từ ngày bắt đầu sử dụng nội tiết Tr*nh th*i.
  • Tử cung (hay dạ con) là bộ phận sinh đẻ quan trọng của người phụ nữ. Tử cung được hình thành ở bụng dưới và hoàn chỉnh về cấu trúc ngay khi thai còn trong bụng mẹ.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Khi vào dậy thì, đối với trẻ gái buồng trứng bắt đầu hoạt động, xuất hiện hiện tượng hành kinh theo chu kỳ - máu từ buồng tử cung ra ngoài.
  • Bé Nguyễn Thanh Hoài (30 tháng, ở Thái Bình) được gia đình đưa vào cấp cứu tại BV Nhi Trung ương với biểu hiện đau bụng, bụng chướng, sốt, thể trạng mệt mỏi, có lúc đi ngoài phân bạc màu.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY