Truyền nhiễm hôm nay

Bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới

TỔNG QUAN.

Bệnh sốt xuất huyết dengue là gì.

Bệnh sốt xuất huyết dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. sốt xuất huyết dengue dạng nhẹ thường gây ra sốt cao, nổi ban và đau cơ khớp. Dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hạ huyết áp đột ngột và Tu vong.

Hằng năm có hàng triệu người nhiễm bệnh. sốt xuất huyết dengue phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Á và các đảo Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây bệnh có xu hướng tăng lên ở vùng Caribe và châu Mỹ La tinh.

Tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở các tỉnh thành phía Nam, xảy ra quanh năm với đỉnh điểm thường vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.

Chú thích thuật ngữ.

Bệnh sốt xuất huyết dengue còn được dùng lẫn lộn với một số thuật ngữ khác như sốt Dengue và sốt xuất huyết.

Hiện nay, theo hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ “sốt Dengue” không còn được sử dụng nữa. Tất cả các trường hợp nhiễm virus dengue có hoặc không có kèm theo tình trạng cô đặc máu/giảm tiểu cầu đều được gọi là “sốt xuất huyết dengue”.

NGUYÊN NHÂN.

Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết dengue.

Virus dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết dengue. Có 4 type (týp) huyết thanh của virus lưu hành trên thế giới. Tại Việt Nam những năm gần đây, type 1 đang phổ biến nhất.

Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người. Chỉ muỗi Aedes aegypti cái mới có khả năng truyền bệnh. Khi muỗi cái chích người bệnh, virus sẽ từ máu người bệnh truyền vào cơ thể muỗi. Người lành sẽ có thể bị nhiễm virus khi bị muỗi mang virus chích phải. Bằng cách này, sốt xuất huyết dengue phát tán trong cộng đồng.

Sau khi bị sốt xuất huyết dengue, bệnh nhân sẽ có kháng thể kháng với virus ứng với type huyết thanh đã bị nhiễm nhưng vẫn có thể bị bệnh do virus với type huyết thanh khác. Vì vậy, bệnh nhân có thể bị sốt xuất huyết dengue nhiều lần trong đời.

TRIỆU CHỨNG.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết dengue.

Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết dengue thường trong vòng 4-10 ngày. Bệnh thường diễn tiến trong vòng 1 tuần, bệnh nhân thường tự hồi phục sau đó. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue bao gồm:

Đa số bệnh nhân đều có thể tự hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không để lại biến chứng gì nghiêm trọng. Khoảng cuối ngày thứ 5 hoặc ngày 6 của bệnh, bệnh nhân có biểu hiện phát ban nhiều trên thân mình, hết sốt, có cảm giác thèm ăn trở lại và hồi phục dần. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể diễn tiến thành thể sốt xuất huyết dengue nặng, với các biểu hiện:

YẾU TỐ NGUY CƠ.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sốt xuất huyết dengue.

Sống hay đi du lịch đến các vùng nhiệt đới. Việc có mặt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là các vùng có nguy cơ cao như Đông Nam Á, Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe, làm tăng nguy cơ gặp virus gây nên sốt dengue. Tại Việt Nam, tất cả các tỉnh thành miền Trung và miền Nam (bao gồm cả Thành phố Hồ Chí Minh) đều là vùng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Đã từng bị nhiễm virus dengue trước đó. Việc đã từng bị nhiễm virus gây sốt dengue làm tăng nguy cơ bị bệnh nặng hơn khi bạn bị nhiễm lần thứ hai, đặc biệt là ở trẻ em.

BIẾN CHỨNG.

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết dengue.

Nếu bệnh nặng, sốt dengue có thể làm tổn thương phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể tụt xuống mức nguy hiểm, gây sốc và trong một số trường hợp có thể dẫn đến Tu vong.

CHUẨN BỊ KHI ĐI GẶP BÁC SĨ.

Bệnh sốt xuất huyết khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ khi:

Sốt xuất huyết - Bác sĩ có thể hỏi những điều gì?

Bác sĩ có thể hỏi bạn những điều sau:

Bệnh sốt xuất huyết - Bạn có thể hỏi bác sĩ những điều gì?

Bạn có thể hỏi bác sĩ những điều sau:

Khi nào cần đi tái khám ngay?

Nếu nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết dengue, người bệnh cần được đưa đi tái khám ngay khi:

XÉT NGHIỆM và CHẨN ĐOÁN.

Xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh sốt xuất huyết dengue.

Trong giai đoạn sớm của bệnh, sốt xuất huyết dengue tương đối khó chẩn đoán do triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh khác như sốt rét, sốt thương hàn. Bác sĩ sẽ có thể hỏi bạn về bệnh sử, những nơi bạn đi đến gần đây và liệu bạn có bị muỗi cắn hay không.

Trong những ngày đầu của bệnh, các xét nghiệm máu chưa có nhiều thay đổi. Các xét nghiệm này có thể phát hiện được bất thường từ khoảng ngày thứ 3 của bệnh. Vì vậy, bác sĩ thường hẹn tái khám để theo dõi bệnh tình.

Hiện nay có một loại xét nghiệm giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết dengue, bằng cách tìm kháng nguyên NS1 của virus Dengue, có thể phát hiện bệnh ngay từ những ngày đầu. Tuy nhiên tại VN, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được xét nghiệm này. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm âm tính không đồng nghĩa với việc không bị sốt xuất huyết dengue. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi xét nghiệm máu vào những ngày sau đó cho đến khi các bác sĩ loại trừ được hẳn khả năng bị sốt xuất huyết dengue.

ĐIỀU TRỊ.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết dengue.

Hiện tại chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết dengue.

Bác sĩ có thể khuyến khích bạn uống nhiều nước để tránh bị mất nước do nôn ói và sốt cao. Paracetamol (Tylenol, Hapacol, Efferalgan) có thể giảm đau và hạ sốt. Tránh dùng các loại Thu*c giảm đau có thể gây biến chứng xuất huyết như aspirin và ibuprofen.

Nếu bị sốt dengue nặng, bạn có thể cần phải:

PHÒNG NGỪA.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết dengue.

Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết dengue.

Các cách phòng ngừa hiện đang áp dụng là:

MỘT SỐ HIỂU LẦM THƯỜNG GẶP.

Bệnh sốt xuất huyết dengue do một số hiểu lầm.

Chỉ giăng mùng vào buổi tối, ngủ trưa không cần mùng.

Trên thực tế, thời gian hoạt động mạnh nhất của muỗi Aedes aegypti là vào khoảng đầu giờ chiều và trước khi trời tối. Do đó buổi trưa chính là thời điểm dễ bị muỗi cắn nhất.

Ủ ấm khi sốt cao vì thấy lạnh run.

Trên thực tế, càng ủ ấm càng làm cho thân nhiệt tăng thêm. Vì vậy, nên mặc đồ mát mẻ, khi sốt cao cần dùng Thu*c hạ sốt. Khi nhiệt độ giảm, cảm giác lạnh run sẽ được cải thiện.

Khi hết sốt là hết bệnh. Khi hết sốt thì không cần tái khám.

Trên thực tế, giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 3 đến thứ 6 của bệnh. Giai đoạn này người bệnh thường giảm sốt. Vì vậy, nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ và theo lịch tái khám cho đến khi được thông báo là không cần tái khám nữa.

Tất cả các trường hợp sốt xuất huyết dengue đều phải nhập viện để điều trị.

Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp được chẩn đoán sốt xuất huyết dengue đều phải nhập viện. Người bệnh có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo hẹn. Người thân hoặc người chăm sóc sẽ được dặn dò các dấu hiệu cho thấy bệnh nặng cần đưa bệnh nhân tái khám ngay. Các bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện đối với những trường hợp nặng, có biểu hiện mất nước nhiều, xuất huyết, hoặc giảm tiểu cầu (một loại tế bào máu).

Nguồn Sưu tầm.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-sot-xuat-huyet-dengue-542.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY