Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Dịch cúm A/H1N1 tạm lắng, sốt xuất huyết vào mùa

Cúm A/H1N1 sau gần 5 tháng diễn tiến với hơn 252 ca nhiễm cúm, tính đến nay đã tạm lắng, thay vào đó dịch sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa.
Chiều 28/4, ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Vi rút - Ký sinh trùng, BV Nhiệt đới TƯ cho biết: Sau gần 5 tháng diễn tiến với hơn 252 ca nhiễm cúm, tính đến nay cúm A/H1N1 đã tạm lắng, thay vào đó dịch sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa. Trước đó, trong tháng 3 bệnh viện vẫn tiếp nhận 70 ca đến khám, 56 ca nhập viện do dương tính với cúm A/H1N1, trong đó 13 ca là phụ nữ đang mang thai (Hà Nội 44 ca, các tỉnh khác 12 ca). Sang đến đầu tháng 4 số ca đến khám và nhập viện chỉ dưới 10 ca, và tính đến thời điểm này dịch cúm A/H1N1 đã tạm lắng. Bên cạnh đó, dịch sốt phát ban đang có xu hướng giảm, trong tháng 3 viện tiếp nhận 2.060 ca đến khám, 558 ca mắc dịch, 116 ca nặng phải nhập viện (Hà Nội 92 ca, các tỉnh khác có 24 ca) thì sang tháng 4 tổng số bệnh nhân đến khám còn 1.552 ca, trong đó chỉ có 56 ca phải nhập viện, giảm 50% so với tháng 4. Cũng theo BS. Lâm, đây là thời điểm sốt xuất huyết vào mùa, những ngày gần đây mỗi ngày BV tiếp nhận 20 - 30 ca đến khám do nghi sốt xuất huyết. Nhưng chỉ những trường hợp rất nặng mới được nhập viện (khoảng 10 ca), số còn lại điều trị ngoại trú hoặc kê đơn Thu*c về nhà.

Theo cảnh báo của ThS. Nguyễn Tiến Lâm, mùa hè là thời điểm xuất hiện bệnh viêm não nhật bản (VNNB), đây là loại bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh VNNB là do xuất hiện những loài muỗi thích hút máu gia súc (ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và người) và từ đó truyền bệnh sang người. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng loại muỗi này sẽ sinh sôi, phát triển mạnh hơn nên bệnh VNNB có thể tăng hơn mọi năm.

Đề phòng bệnh VNNB cần tránh để chuồng chim, chuồng lợn, chuồng trâu bò,… gần nhà. Cần tạo điều kiện sống thông thoáng, sạch sẽ, diệt muỗi,... tiêm vacxin phòng bệnh. Theo Thu Hà, Hồng Hải - Dân trí
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dich-cum-ah1n1-tam-lang-sot-xuat-huyet-vao-mua-9477.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY