Bài thuốc dân gian hôm nay

Tác dụng hạ sốt của bài Thuốc Ngân kiều

Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.

Sốt là phản ứng của cơ thể chống đỡ lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng sốt kéo dài hoặc thân nhiệt quá cao sẽ gây ra nhiều rối loạn của các cơ quan trong cơ thể vì vậy hạ sốt là phương pháp cần thiết để đưa cơ thể về mức thân nhiệt an toàn.

Theo Y học cổ truyền, sốt thuộc phạm vi chứng phát nhiệt và được mô tả trong nhiều tài liệu. Y học cổ truyền cũng mô tả nhiều phương pháp hạ sốt. Ngân kiều là bài Thuốc cổ đã được ứng dụng từ lâu trong các trường hợp có tăng thân nhiệt. Tuy nhiên, để có thêm cơ sở khoa học nhằm đưa vào thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để đánh giá khả năng hạ sốt của bài Thuốc Ngân kiều.

bài Thuốc Ngân kiều do khoa Dược - Viện YHCT Quân đội cung cấp dưới dạng Thuốc sắc đóng chai. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm thỏ gây sốt và được điều trị bằng Ngân kiều nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng dần và cũng đạt mức nhiệt cao nhất sau 3 giờ tiêm Thuốc. Nhưng tại thời điểm đo nhiệt độ trước đó, mức nhiệt độ cơ thể gần như không đổi hoặc thậm chí giảm. Mức nhiệt sốt được duy trì trong khoảng 3-4 giờ sau tiêm chất gây sốt và lại trở về mức ổn định, hết sốt trong khoảng 8-24 giờ tiếp theo. Sự khác biệt về nhiệt độ của thỏ thuộc nhóm điều trị bằng Ngân kiều thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng tại tất cả các thời điểm đo. Mức nhiệt này cũng thấp hơn so với nhóm dùng paracetamon tại thời điểm 8 và 24 giờ sau tiêm LPS.

Nhóm chứng được điều trị bằng paracetamon, cũng có mức nhiệt thấp trong 2 giờ đầu sau tiêm LPS. Và nhiệt độ cơ thể thỏ có xu hướng tăng dần đạt mức cao sau 3-4 giờ tiêm chất gây sốt. Mức sốt cũng được duy trì liên tục trong khoảng 8-24 giờ sau đó. Sự khác biệt về nhiệt độ của thỏ thuộc nhóm điều trị bằng paracetamon thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng tại thời điểm 1,2,3 giờ sau tiêm chất gây sốt.

Sau tiêm chất gây sốt, số lượng bạch cầu đều tăng ở cả ba nhóm thỏ. Đáng lưu ý nhóm chứng và nhóm paracetamon, số lượng bạch cầu có xu hướng tăng cao hơn tại thời điểm 24 giờ so với thời điểm 8 giờ. Ngược lại, nhóm thỏ được điều trị bằng Ngân kiều có xu hướng bạch cầu giảm dần, số lượng bạch cầu sau 24 giờ gây sốt thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm 8 giờ. So sánh với thời điểm 8 giờ, mức giảm bạch cầu ở nhóm điều trị bằng Ngân kiều rất rõ rệt. Trong khi đó, nhóm chứng và nhóm paracetamon vẫn có xu hướng tăng số lượng bạch cầu.

Chất gây sốt Lypopolysaccharide được tách từ vỏ vi khuẩn E. Coli, sau khi tiêm chất này vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể gây phản ứng sốt thông qua thụ thể Toll-like receptor, gần giống như nhiễm khuẩn cấp với biểu hiện điển hình là sốt và thay đổi công thức bạch cầu. Thời gian bắt đầu gây sốt sau khi tiêm 1 giờ, kéo dài trong khoảng 24 giờ. Chúng tôi đã gây được mô hình sốt trên thỏ với liều 50mg LPS/kg.

Y học hiện đại có khá nhiều loại Thuốc để điều trị hạ sốt như Paracetamol, Aspirin...Đây là các hoạt chất có tác dụng hạ thân nhiệt nhanh, đang được sử dụng rất phổ biến tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, các hoạt chất này cũng gây ra khá nhiều tác dụng không mong muốn cho người sử dụng như suy giảm chức năng gan, viêm loét đường tiêu hóa...và có thời gian hạ sốt ngắn, phải dùng nhiều lần. Do vậy, việc nghiên cứu các bài Thuốc cổ truyền có tác dụng hạ sốt tốt sẽ là cơ sở để đưa vào ứng dụng rộng rãi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bài Thuốc Ngân kiều có tác dụng hạ sốt rất tốt, với liều duy nhất có thể hạ thấp mức sốt trong vòng 24 giờ và duy trì nhiệt độ cơ thể hằng định hơn so với nhóm chứng và điều trị bằng paracetamon. Đồng thời, bài Thuốc còn có tác dụng giảm mức tăng bạch cầu so với hai nhóm và đưa mức bạch cầu trở về bình thường nhanh hơn so với hai nhóm còn lại. Tác dụng gây hạn chế tăng bạch cầu này có thể là cơ chế làm giảm sốt khi sử dụng bài Thuốc.

Thỏ sau gây sốt được điều trị bằng bài Thuốc Ngân kiều có mức tăng nhiệt thấp và ổn định trong vòng 24 giờ với liều duy nhất và có mức tăng bạch cầu thấp hơn so với nhóm chứng và nhóm được điều trị bằng paracetamon.

YHTH 906, Tr 30

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tac-dung-ha-sot-cua-bai-thuoc-ngan-kieu-228.html)

Chủ đề liên quan:

hạ sốt ngân kiều sốt tác dụng

Tin cùng nội dung

  • Nước đá hay đá lạnh không có tác dụng sát khuẩn. Bởi với mức dao động giữa đá lạnh và vết thương chưa đủ lâu để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
  • 2 năm nay tôi thấy xuất hiện triệu chứng khi ăn hay bị nôn khan, cơ thể có cảm giác ớn lạnh.
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY