Bệnh văn phòng hôm nay

Bệnh bụi phổi bông

Trong các bệnh bụi phổi do bụi thực vật, bệnh bụi phổi - bông là một trong những bệnh phổ biến. Bệnh bụi phổl-bông xuất hiện ở người lao động tiếp xúc nghề nghiệp với các loại bụi bông hình thành từ những sợi bông, lá và vỏ cây bông. Những công nhân cán xé bông, đóng kiện, se sợi và dệt... đều có thể mắc bệnh. Bệnh bụi phổi-bông gọi chung cho bệnh của công nhân tiếp xúc với bụi bông, bụi gai và bụi đay.

1.TRIỆU CHỨNG

Bệnh bụi phổi-bông là một bệnh mãn tính đường hô hấp do các loại bụi bông, bụi gai, bụi đay. về đại thể, đặc điểm của bệnh là tức ngực và khó thở khi lao động, sau ngày nghỉ cuối tuần hoặc những ngày nghỉ khác. ở giai đoạn muộn, sau nhiều năm tiếp xúc với bụi, bệnh nhân giảm khả năng lao động nghiêm trọng, với các triệu chứng viêm phế quản mãn và giãn phế nang.

- Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng đặc trưng là tức ngực vào ngày lao động đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần. ở các nước nói chung, triệu chứng tức ngực xuất hiện vào ngày thứ hai và kéo dài cho đến hết ca lao động và triệu chứng hết ngay sau khi rời vị trí lao động. Vào những ngày thứ ba, không còn triệu chứng gì. Trong quá trình bệnh phát triển, tức ngực kèm theo khó thở ngày càng kéo dài và lan sang ngày thứ ba rồi ngày thứ tư và các ngày khác nữa.. ở giai đoạn này, các triệu chứng kéo dài nhưng nhẹ dần vào các ngày cuối tuần. Cuối cùng, người công nhân có biểu hiện bệnh trong tất cả các ngày làm việc và ngay cả khi chuyển nghề không có bụi bông nữa, bệnh không thuyên giảm.

- ở giai đoạn cuối, không phân biệt được với bệnh viêm phế quản mãn, giãn phế nang do nguyên nhân không phải nghề nghiệp, trừ khi khai thác tiền sử thấy có triệu chứng tức ngực xuất hiện một cách đặc trưng vào ngày lao động đầu tiên. nhưng thường bệnh nhân lại quên những triệu chứng sớm, nên được chẩn đoán là bệnh mãn tính đường hố hấp không phải nghề nghiệp.

- ở phim x quang phổi, không thấy biến đổi đặc hiệu của bệnh bụi phổi-bông và cũng không xác định được một hình ảnh bệnh lý nào ở phổi bệnh nhân tứ vong do bệnh này. nếu có, thì cũng chỉ là những hình ảnh tồn thương x quang và bệnh lý ở phổi của bệnh viêm phế quản mãn, giãn phế nang do nguyên nhân không phải bệnh nghề nghiệp.

Ngoài các dấu hiệu kể trên, còn có một số triệu chứng khác như ho, khô mồm, mệt mỏi, nhức đầu và đặc biệt là sốt và vì thế có tác giả gọi bệnh bụi phổi-bông là bệnh sết ngày thứ hai. Các triệu chứng trên xuất hiện và mất đi trong vòng 3-6 giờ. Sau thời gian tiếp xúc từ 8-19 năm, bệnh phát triển đến tình trạng suy hô hấp và không hồi phục, bệnh cảnh lâm sàng là giãn phế quản - phế nang.

2.BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG

a)Phòng và chống bụi:

- Biện pháp có hiệu quả nhất là thay các sợi bông, gaị và đay... bằng các sợi tổng hợp, nhưng biện pháp này không thực tế.

- Phải có hệ thống thông gió hút bụi, lọc bụi.

- Cần phải giám sát môi trường lao động bằng cách đo bụi trọng lượng để phát hiện các quy trình công nghệ có nguy cơ gây bệnh và đề duy trì biện pháp chống bụi.

b)Biện pháp y tế

- Tổ chức khám tuyển nhằm loại trừ ra ngoài các quy trình sản xuất nhiều bụi bông những ngưòi ở mọi lứa tuổi mắc bệnh phổi mãn tính không đặc hiệu, lao phổi, hen dị ứng hay bất kỳ một bệnh phổi nào khác có thể gây biến đổi chức năng hô hấp. Khi khám tuyển, phải chụp X quang, phải đo chức nãng hô hấp, chú ý đo TTTRTĐ/G. Những người nghiện Thu*c lá, Thu*c lào nặng, những người có TTTRTĐ/G giảm dướì 60% không được làm nghề tiếp xúc bụi bông.

- Tổ chức khám định kỳ hàng năm .

c)Biện pháp cá nhân

- Công nhân cần phải được trang bị và sử dụng khẩu trang.

- Ngoài ra, đối với nơi nào có nồng độ bụi qúa cao mà buộc phải tiếp xúc nên tổ chức để công nhân làm việc từng giai đoạn ngắn ở đó.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1b4c3576801b776b19ef44)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY