Bệnh văn phòng hôm nay

Bệnh rung nghề nghiệp

Rung chuyển là một trong những yếu tố tiếp xúc có hại trong lao động hay gặp ở một số ngành nghề và ngày càng phát triển theo nhịp điệu cơ giới hóa trong công nghiệp (như khoan đường, khoan đá, khoan bê tông, sàng truyền,cưa cắt...)

I. Bệnh rung nghề nghiệp:

Là tình trạng bệnh lý do tiếp xúc với rung chuyển là một trong những yếu tố có hại trong lao động ở một số ngành nghề.

1. Những công việc có thể gây bệnh:

- Thao tác với các loại dụng cụ hơí nén cầm tay như búa dũi, búa tán rivê, phá đúc khuôn, máy khoan đá...

- Sử dụng các máy chạy bằng động cơ nổ, loại cầm tay, như: máy cưa. máv cắt cỏ... Tiếp xúc với các vật rung truyền theo đưởng tay khác như tời khoan dầu khí, mài nhẵn các vật kim loại (tì vật mài lên đá mài quay tròn...)

2. Hậu quả điển hình nhất của rung toàn thân là:

- Rối loạn thần kinh trung ương

- Đặc biệt là rối loạn chức năng với các triệu chứng về tim, não, rối loạn trương lực mạch, cơ thể suy nhược.

3. Triệu chứng, biểu hiện bệnh:

- Người bệnh có cảm giác nặng nhức đầu, kèm theo buồn nôn và nôn.

- Vì rung toàn thân có tác động đến chức năng tiền đình, có nghĩa là thường xuyên bị các cơn choáng váng, chóng mặt, tương tự hội chứng Menia.

- Ngất có thể xuất hiện, không có lý do rõ ràng, với cảm giác đau ở vùng tim và tim đập mạnh.

- Còn có thể có rối loạn thị giác, người bệnh nhìn mọi vật như trong sương mù, hoặc nhìn thấy những điểmlấp lánh hay ruồi bay trước mắt.

- Ngoài ra, có triệu chứng yếu toàn thân, dễ mệt mỏi, ăn kém ngon, dễ cáu giận, kém ngủ và bất lực.

Biểu hiện bệnh lý tập trung chủ yếu vào tổn thương xương, khớp xương, rối loạn vận mạch, ngoài ra, có thể thấy tổn thương gân, cơ, thần kinh...

4. Bệnh rung nghề nghiệp được phân loại dựa theo tác hại:

Ở các tần số khác nhau các loại tác hại có thể khác nhau nên trong thực tế, bệnh được phân loại theo tần số:

Ở tần số thấp, còn gọi là rung xóc (tần số 2 - 20 Hz hoặc rất thấp, < 2 Hz)

- Tần số 20 - 40 Hz: biên độ lớn hàng xăngtimét, gây tổn thương xương và khớp.

- Tần số từ 40-300 Hz: biên độ ở hàng milimét, gây rối loạn vận mạch, đặc biệt gặp ở bàn tay, đó là hiện tượng Raynaud.

- Tần số trên  300 Hz: biên độ khoảng  0,01 mm, gây tổn thương gân, cơ thần kinh, gặp ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và vai.

5. Chẩn đoán:

* Lâm sàng:

- Đau khớp xương: Như các khớp cổ tay, khuỷu tay, khớp vai; đau không dữ dội, xuất hiện lúc bắt đầu hay sau khi lao đông.

Khớp không biến dạng, không sưng, có thể chỉ teo cơ vùng xung quanh. Cử động khớp bị giới hạn khi gấp, duỗi.

- Bệnh Raynaud nghề nghiệp:

+ giai đoạn đầu, do thiếu máu cục bộ, các ngón tay trắng bệch rồi xanh nhợt, bệnh nhân có cảm giác lạnh và tê cóng;

+ Giai đoạn sau, các ngón đỏ bừng rồi tím lại, đau dấm dứt, cảm giác nóng dữ dội ở các ngón.

- X quang: Khuyết xương: hình ảnh các hốc xương; lồi xương, gai xương và dị vật khớp xương; mất vôi và các phản ứng màng xương.

6. Điều trị: Đối với các tổn thương xương, khớp, việc điều trị hầu như không kết quả. Điều trị rối loạn vận mạch, thần kinh, cân cơ, có nhiều phương pháp như dùng Thu*c giãn mạch, lý liệu pháp...

7. Dự phòng:

- Không tuyển làm nghề liên quan đến rung chuyển những người có bệnh xương khớp, thần kinh, rối loạn vận mạch...

- Khám sức khoẻ định kỳ đối với người lao động có nguy cơ do tiếp xúc với rung: Ngoài khám sức khỏe chung, cần chụp xương- khớp chủ yếu là chi trên, 2-3 năm/lần.

- Làm nghiệm pháp lạnh, theo dõi ngón tay trắng và cơn bệnh Raynaud nghề nghiệp.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như găng tay có lót cao su, nút tai, ngâm tay và xoa bóp sau lao động, thời gian tiếp xúc với rung nên 3-5 giờ/ ngày.

- Giảm ồn rung từ các nguồn gây rung.

*BRNN được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù ở nước ta từ 1991.

II. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân :

1. Những ai dễ bị rung toàn thân?

Công nhân sử dụng máy sàng tuyển than, lái các xe vận tải lớn, máy xúc, máy ủi, máy nâng hoặc những người đứng trên mặt sàn có nhiều độ rung là những người dễ có nguy cơ bị rung toàn thân nghề nghiệp. Những người lái xe với tốc độ quá cao trên những đoạn đường gồ ghề, không bằng phẳng hay những người điều khiển các phương tiện quá hạn sử dụng trên những đoạn đường có chất lượng không tốt cũng dễ có nguy cơ bị bệnh. Mức độ rung toàn thân có thể khác nhau tuỳ theo tuổi, điều kiện làm việc, loại phương tiện, kết cấu cầu đường hay kỹ năng điều khiển phương tiện của công nhân.

 2. Ảnh hưởng đối với cơ thể:

 Rung toàn thân ảnh hưởng đến sự hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh gây rối loạn tiền đình, chóng mặt, nhức đầu dai dẳng, buồn nôn, tình trạng suy nhược gây mất ngủ, co giật nhãn cầu.

 Bên cạnh đó, rung toàn thân còn gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật làm cho các bệnh mạn tính sẵn có trở nên trầm trọng hơn. Kết quả chụp Xquang trên những công nhân lái xe trọng tải lớn cho thấy 30% trường hợp có dấu hiệu co thắt toàn bộ ống tiêu hoá và 25% mắc bệnh dạ dày nghiêm trọng. Thậm chí với các rung tần số 7Hz có thể gây nên di lệch sa dạ dầy, ruột cùng một số tạng khác trong ổ bụng. Kết quả chụp X quang và khám lâm sàng cho 322 thợ lái máy bị tác động của rung xóc cho thấy 80% các trường hợp bị sa dạ dày.

 tác hại nghề nghiệp nghiêm trọng nhất do rung toàn thân là gây tổn thương vùng thắt lưng. đau thắt lưng gặp nhiều ở nghề lái xe do rung toàn thân kết hợp với tư thế ngồi. ở những trường hợp này, tỉ lệ thoát vị đĩa đệm tăng lên gấp 04 lần, trong khi đó, đối với người lái xe bình thường, nguy cơ này chỉ tăng lên 02 lần. rung toàn thân còn là nguyên nhân gây đau thắt lưng do thoái hoá đốt sống và rối loạn chức năng cột sống.

 3. Triệu chứng:

 -  Toàn thân mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh thực vât. Thống kê cho thấy những công nhân lái xe trọng tải lớn thường có biểu hiện mệt mỏi nghiêm trọng, mất ngủ thường xuyên sau mỗi ca làm việc.

 -  Triệu chứng đau thắt lưng ở những công nhân bị rung toàn thân rất rõ rệt với tần số đau thắt lưng nhiều hơn 05 lần/năm và rất đau, khó chịu vùng thắt lưng, đi lại sinh hoạt bị hạn chế, cần sự giúp đỡ của người khác.

 -  Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện như đau vùng trước ngực, ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng, có thể có xuất huyết dạ dầy, tiểu buốt, tiểu dắt, bí tiểu hay nước tiểu đục, đỏ…

 4. Chẩn đoán:

 Hầu hết các trường hợp rung toàn thân chỉ được chẩn đoán xác định trên những người có tiếp xúc sau khi có kết quả chụp phim X quang cột sống thắt lưng thẳng, nghiêng với các hình ảnh xẹp, lún đốt sống, biến dạng đĩa đệm.

 5. Phòng bệnh:

Phòng chống bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp ở công nhân đòi hỏi có sự kết hợp cả việc lựa chọn phương tiện làm việc thích hợp, sử dụng các phương tiện bảo hộ chống rung (như găng tay) cũng như tuân theo nội quy làm việc. có 3 giải pháp có thể làm giảm nguy cơ tiếp xúc với yếu tố rung như: giảm tần số rung nơi làm việc, tránh làm việc với các thiết bị phương tiện gây rung và giảm thời gian làm việc với các phương tiện gây rung. ngoài ra, các chương trình tập huấn cũng là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức về bệnh rung toàn thân tại nơi làm việc. nội dung tập huấn nên đề cập vào việc sử dụng các phương tiện lao động đúng quy cách và bảo dưỡng các dụng cụ lao động để tránh tiếp xúc không cần thiết với các yếu tố rung. trong thời gian tới, bộ y tế sẽ nghiên cứu và xem xét để đưa rung toàn thân vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1b6e7276801b47ec17b4f2)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Khi xâm nhập vào cơ thể dù với lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi đủ nhiều, chì có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. bài viết này nói về những nguồn và nguy cơ nhiễm độc chì kèm cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY