Bệnh văn phòng hôm nay

Bệnh do quang tuyến x và các chất phóng xạ

Các chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm vì giác quan ta không sao nhận ra được, vì các tia bức xạ không có mùi vị, không nhìn thấy, không sờ được và cũng không phát nhiệt. Đối với một liều làm ch*t người cũng vậy, chỉ dùng máy mới phát hiện và đo đạc được. Mặt khác, không có trường hợp nào quen với tia phóng xạ và cũng không có phương pháp điều trị đặc hiệu.

I. Các nghề tiếp xúc với phóng xạ:

Người ta thường chia làm 3 nhóm ngành nghề phải tiếp xúc với phóng xạ:

1. Nhóm thứ nhất:

Là các công nhân viên ở các cơ sở sản xuất chất phóng xạ như:

- Mỏ Uran.

- Nhà máy xử lý quạng Uran.

- Nhà máy khai thác Uran, tách các đồng vị Uran.

- Các lò phản ứng pin nguyên tử và các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy sản xuất plutoni, các trung tâm điện lực hạt nhân.

- các nhà máy khai thác các nguyên tố phóng xạ từ các nhiên liệu phóng xạ. - các phòng nghiên cứu hay xưởng sản xuất nguyên tố phóng xạ.

- Những đơn vị vận chuyển chất phóng xạ, những nơi chứa chất thải phóng xạ.

2. Nhóm thứ hai:

Là những người sử dụng các tia bức xạ ion hoá từ những nguyên tố phóng xạ:

- Trong công nghiệp.

- trong sinh học và sinh hoá học, các nguyên tố phóng xạ được sử dụng làm chất chỉ điểm để nghiên cứu các hiện tượng S*nh l* động vật hay thực vật (như carbon 14, lưu huỳnh 35, ido 131)

- trong y học, nguyên tố phóng xạ dược dùng trong chẩn đoán, thăm dò chức năng. điều trị nhằm phá các tổ chức bệnh lý, đặc biệt là ung thư. một số phương pháp phân tích công nghiệp bằng phóng xạ được sử dụng để xác định thành phần các dược phẩm.

- trong nông nghiệp, ngoài việc dùng phóng xạ để nghiên cứu các hiện tượng S*nh l* thực vật và sự sinh sản, còn có những ứng dụng sau đây: nghiên cứu các biến đổi thực vật: biến dị, tăng trưởng. nghiên cứu phân bón, hoá chất trừ sâu, diệt nấm…

3. Nhóm thứ ba:

Là những người sử dụng máy phát tia X, đặc biệt các nhà điện quang trong y học.

II. Tác hại của tia phóng xạ đối với cơ thể:

Các chất phóng xạ nguy hiểm hơn rất nhiều so với chất độc nguồn gốc động vật hay thực vật có độc tính cao nhất. độc tố botulin với liều lượng một phần triệu gam là đủ làm ch*t người, trong khi một lượng nguyên tố phóng xạ p32 nhỏ hơn hàng trăm lần hít phải hay ăn phải cũng gây Tu vong.

Tác hại của tia phóng xạ còn phụ thuộc vào:

- Liều hấp thụ, nghĩa là năng lượng hấp thụ theo từng đơn vị khối lượng tổ chức bị nhiễm xạ.

- Thời gian bị nhiễm xạ dài hay ngắn, liên tục hay gián đoạn. - Tính chất các tia bức xạ: X, α, β hay γ…

- tính chất các cơ quan hay tổ chức bị nhiễm xạ. các tổ chức nhạy cảm nhất là tổ chức lymphô rồi đến tế bào biểu mô, các nhu mô của tuyến. còn các tổ chức liên kết, cơ, thần kinh rất kém nhạy cảm

Tác hại của bức xạ ion hoá lên cơ thể người thường là:

- Nếu tác hại đến tế bào cơ thể người bị nhiễm xạ thì chính người này bị bệnh.

- Nếu tác hại đến tế bào Sinh d*c, ảnh hưởng có thể biểu hiện đến thế hệ sau.

- mỗi liều phóng xạ nhất định không nhất thiết tương ứng với một tác hại nhất định. toàn bộ liều hấp thụ ở mỗi người được tích luỹ dần và không hồi phục.

* Người ta thường chia ra làm hai loại tác hại: tác hại lý hoá và tác hại sinh vật học.

a. Tác hại lý hoá

Ảnh hưởng trực tiếp:

Ảnh hưởng này đơn thuần là vật lý rất quan trọng và diễn ra rất nhanh (1011 đến 1017 giây), những ảnh hưởng này là:

+ Sự kích thích: đây là tình trạng nguyên tử nhận được một mức năng lượng lớn hơn mức ban đầu. Trong một đại phần tử, năng lượng quá mức này có thể di chuyển tác động vào một số điểm yếu làm đứt chuỗi phân tử (khả năng biến đổi độ quánh, làm mất sự polyme hoá…)

+ Sự ion hoá: đây là sự hình thành các ion bằng cách thêm vào hay bớt đi các điện tử ở nguyên tử hay phân tử đã bị phân tích, dẫn đến những phản ứng phức tạp hơn.

Ảnh hưởng gián tiếp:

Đây là những phản ứng hoá học tiếp theo hiện tượng ion hoá. trong cơ thể, 75% trọng lượng các tổ chức, cơ quan là nước nên sự ion hoá các phân tử nước có một ý nghĩa rất dặc biệt, tạo nên các gốc tự do. đáng kể nhất là các gốc hydro nguyên tử (h), hydroxyl (oh), hydroxyt (h2o), hydroperroxyt (h2o2). các gốc này có khả năng tham gia vào phản ứng với các chất oxy hoá hoặc oxy khử mạnh, tác động dễ dàng đến các phân tử hữu cơ, phát sinh những phản ứng mới. tiếp đó hiệu quả sinh vật của các tia phong xạ phụ thuộc vào hàm lượng oxy (tổ chức nào thiếu oxy không nhạy cảm bằng tổ chức đủ oxy).

b. Tác hại sinh vật học

Tác hại đến tế bào:

+ Về hình thái, các ty lạp thể đã đặc biệt nhạy cảm, những nhân tế bào còn nhạy cảm hơn nhiều. Các biến đổi này xảy ra ở hạt nhân (nucleoles) và thể nhiểm sắc.

+ Về cơ năng, các rối loạn ngăn cản sự tổng hợp AND và ARN, các protein và kháng thể, cũng như hoạt tính của hệ thống enzym. Sự phân chia tế bào hoặc bị chậm lại, hoặc bị ức chế. Tiếp đó, tế bào bị ch*t.

Tác hại đến các cơ quan, tổ chức:

+ Da bị tổn thương ở biểu bì cũng như chân bì (ban đỏ, hoại tử, sau này dẫn đến ung thư da).

+ Cơ quan tạo huyết bị tổn thương nghiên trọng. Các tế bào non rất nhạy cảm với tia phóng xạ, còn các tế bào máu tuần hoàn kém nhạy cảm hơn nhiều. Khi các tế bào bị phá huỷ, thấy xuất hiện các dấu hiệu giảm bạch cầu, tiểu cầu. Khi cấu trúc các tế bào bị tổn thương, sự phân chia tế bào bị ảnh hưởng có thể dẫn đến sự phân chia không bình thường các bạch cầu, phát sinh bệnh tăng bạch cầu. Tổ chức lymphô là một trong những tổ chức nhạy cảm nhất với phóng xạ, nên những dấu hiệu tiếp xúc quá mức biểu hiện phụ thuộc vào số lymphô bào.

+ Các niêm mạc, đặc biệt niêm mạc ống tiêu hoá cũng bị tổn thương. Rối loạn tiêu hoá là dấu hiệu trong hội chứng nhiễm xạ toàn thân cấp, có thể gây loét, thủng ruột và xuất huyết.

+ Phổi cũng nhạy cảm với chất phóng xạ nhất là tia α và có thể ung thư.

+ Xương có thể bị nhiễm xạ, nhất là các tia α, β gây bệnh saccôm, tuỷ xương bị tổn  thương nghiêm trọng.

+ Ở mắt thuỷ tinh thể biến đổi. Các tia X ,γ hay nơtron liệu cao sớm muộn có thể gây chứng đục nhân mắt, rồi đến tổn thương giác mạc và màng tiếp hợp.

+ Tuyến Sinh d*c bị tổn thương ở hai chức phận, liều bức xạ thấp gây tổn thương chức phận sinh sản vì các tinh nguyên bào rất nhạy cảm. Liều bức xạ phải cao hơn hẳn mới gây được tổn thương chức phận nội tiết, vì các tế bào kẽ rất ít nhạy cảm với phóng xạ. Chiếu xạ tinh hoàn dẫn đến tình trạng vô tinh trùng tạm thời hay vĩnh viễn, tuỳ liều chiếu xạ. Chiếu xạ buồng trứng làm mất kinh nguyệt, gây chứng mãn kinh nhân tạo tạm thời hay vĩnh viễn.

+ Hệ thống thần kinh về giải phẫu thì có sức đề kháng, nhưng về chức phận xem ra lại nhạy cảm, do đó cơ thể bị nhiễm xạ, sinh bệnh não tuỷ với biểu hiện liệt cứng.

Các tổn thương trên đây dẫn đến tình trạng tổn thương toàn cơ thể

Tác hại đến di truyền:

+ Có sự lệch hướng giới tính: số lượng con trai giảm hẳn đi

+ Các rối loạn về máu có thể hết đi nhưng tiến triển của một số tổn thương như hoại tử hay ung thư lại không thể hồi phục.

+ Nhiễm sắc thể gãy, sự chắp nối không bình thường, gây nên hiện tượng nhiễm sắc thể lạc chỗ. Sự phân bố gien trong không gian và hệ gien có thể biến đổi sâu sắc, có khả năng mất thông tin di truyền. Hiện nay, khó đánh giá tầm quan trọng đúng đắn của sự biến đổi nhiễm sắc thể.

III. Tiêu chuẩn chuẩn đoán:

1. Đối tượng chẩn đoán:

Người lao động được xét chẩn đoán phải làm việc ở môi trường có nguồn phóng xạ (bức xạ iôn hóa) tự nhiên hoặc nhân tạo, tia x, có liều chiếu xạ vượt quá giới hạn cho phép (2,8 mr/giờ) hoặc có liều hấp thụ cá nhân 5 rem/năm (hoặc 100 mrem/tuần hay 2,8 mrem/giờ).

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Dấu hiệu cận lâm sàng: Tiêu chuẩn này bao gồm các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng với các chỉ tiêu theo giới hạn quy định sau đây: Số lượng bạch cầu trong 1mm3 máu tuần hoàn nhỏ hơn hoặc bằng: 4.000

Dấu hiệu lâm sàng:  (Sự nhiễm xạ có thể là nhiễm xạ nội chiếu, chiếu xạ hoặc nhiễm xạ ngoại chiếu).

Thể nhẹ:

+ Rối loạn điều hòa thần kinh (mất thăng bằng hệ thần kinh tự động).

+ Huyết áp động mạch hạ.

+ Mạch nhanh và loạn nhịp xoang.

+ Rối loạn vận mạch ruột và chức năng mật.

+ Dễ kích thích.

Thể tiến triển hơn:

+ Ức chế tiết dịch vị.

+ Dấu hiệu lâm sàng và điện tim của chứng loạn dương cơ tim với biểu hiện huyết áp động mạch hạ kéo dài.

+ Rối loạn chức năng buồng trứng: ít kinh nguyệt ở phụ nữ, giảm sản (hypoplasie) tủy xương kéo dài (giảm bạch cầu hạt và lymphô bào), giảm tiểu cầu.

Viêm da mãn tính do nhiễm xạ ngoại chiếu:

+ Loạn cảm giác

+ Đau, ngứa

+ Khô da (giãn mao mạch lòng bàn tay), loạn dưỡng nhẹ móng tay, nứt nẻ da, tăng sừng hóa.

+ Xung huyết.

+ Loét da.

+ Đục nhãn mắt.

Dấu hiệu muộn:

+ Ung thư da.

+ Ung thư xương.

+ Bệnh bạch cầu tủy.

+ Ung thư thượng bì (Carcinome) phổi.

IV. Biện pháp điều trị và phòng bệnh:

1. Điều trị:

Tuy không có Thu*c điều trị đặc hiệu, nhưng cũng không được coi nhẹ mà phải chú ý điều trị toàn diện, thực hiện chu đáo chế độ ăn uống nghỉ ngơi trong bệnh phóng xạ cấp tính ở thời kỳ khởi phát, nên dùng các loại Thu*c chống nôn (atropin), các Thu*c kháng histamin, trợ tim mạch…, phải chống mất máu và các chất điện giải: cho uống nhiều, tiêm dung dịch mặn, ngọt cho các loại vitamin (c, b1, b2, a, pp…).

Trong thời kỳ toàn phát, phương pháp điều trị chủ yếu là kháng sinh, truyền máu hoặc các chất thay thế máu, các Thu*c cầm máu, vitamin, nội tiết tố và Thu*c kháng histamin.

Đối với nhiễm xạ nghề nghiệp, để bệnh nhân nghỉ ngơi, ở nơi không khí trong sạch, ngủ đầy đủ, ăn uống đủ chất đạm và vitamin. về Thu*c, cho các loại an thần, vitamin b12, b6 … chống chảy máu (vitamin p, rutin, vitamin k), truyền máu…

2. Phòng bệnh:

Về phòng bệnh, người ta chú ý các biện pháp bảo vệ, để ngăn ngừa tình trạng chiếu xạ, bằng khoảng cách, màn che chắn, thời gian và cách ly.

Bảo vệ bằng khoảng cách:

-  Lượng chiếu xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách. Thực tế, lượng của một nguồn phóng xạ, ở một điểm, tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ điểm tới nguồn.

-  như vậy, cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác. phải dùng các kẹp dài hoặc các phương tiện điều khiển từ xa.

Bảo vệ bằng che chắn:

-  một tia phóng xạ mất đi một phần hoặc toàn phần năng lượng khi đâm xuyên qua vật chất. hiện tượng này phụ thuộc vào tia phóng xạ và màn che chắn.

-  Tia anpha: một màn che rất mỏng cũng giữ lại được.

-  Tia bêta: tia β được giữ lại bởi một màn che có độ dày vừa đủ, bằng các vật liệu nhẹ.

-  Tia gamma: màn che bằng chì và phải dày (tường bê tông, kính pha chì, dày hàng chục centimét).

-  tia nơtron: các màn che có thể làm giảm tia nơtron. nhưng nơtron có tính chất làm cho các màn che chắn phát ra phóng xạ các chất có hydro như nước, parafin, hay các chất như bo, cadmi…có tác dụng che chắn tốt.

Bảo vệ bằng thời gian:

-  hoạt tính của một nguyên tố phóng xạ giảm theo thời gian và do đó lưu lượng liều phóng xạ phát ra cũng như vậy.

-  Bảo vệ bằng cách ly với quần áo bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm xạ ngoại chiếu và nội chiếu, ngoài ra còn có thể phần nào chống sự chiếu xạ.

-  để tránh ăn hoặc hít thở phải, người ta thường để các chất phóng xạ cách biệt một nơi, đeo găng tay cao su pha chì khi thao tác, mặc quần áo không thấm nước và giặt giũ được sau khi lao động và tắm rửa trước khi về nhà.

-  Phải có hệ thống thông gió, hút bụi hoạt động tốt và đeo khẩu trang chống bụi khi cọ rửa nơi làm việc.

Nguồn: thuvien.dncot.edu.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1b6b3976801b429b2e53e2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY