Bệnh văn phòng hôm nay

Ảnh hưởng nhiệt độ nóng và lạnh đến sức khỏe người lao động

Người lao động nhiều khi phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc thấp hơn bình thường, ví dụ như ở lò nấu gang thép, lò thổi thủy tinh, làm đá trên núi cao, làm việc ở xưởng đông lạnh….

I. Mất nhiệt do quá nóng

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, nlđ thường mất lượng nước tự do trong cơ thể. vào cuối ca làm việc lượng nước còn lại khoảng 15% (trường điều nhiệt con người - giáo trình bhlđ) không đủ để bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. vì vậy, nlđ làm việc lâu ngày với nhiệt độ cao thường bị đau thận, bàng quang, tinh trùng yếu... và một số loại bệnh khác.

1. Dấu hiệu nhận biết:

- Đau đầu, chóng mặt, lẫn lộn.

- Chán ăn buồn nôn.

- Đổ mồ hôi, da nhợt nhạt.

- Mạch thở nhanh và yếu.

 2. Sơ cấp cứu:

- Đỡ nạn nhân nằm ở nơi mát. Nâng hai chân lên.

- Nếu còn tỉnh, cho uống từng ngụm nước pha muối loãng (pha 1 muỗng cà phê muối/1 lít nước).

- Nếu bất tỉnh đặt họ ở tư thế hồi phục và gọi đội cấp cứu y tế.

II. Cảm nhiệt

1. Dấu hiệu nhận biết:

- Đau đầu, chóng mặt và bất an.

- Bồn chồn và bối rối.

- Da khô, đỏ và nóng.

- Mạch đập dồn dập.

- Thân nhiệt trên 40oC.

2. Sơ cấp cứu cảm nhiệt:

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến chỗ mát. Nới rộng quần áo và thắt lưng.

- dùng tấm vải ướt, lạnh đắp cho bệnh nhân (luôn giữ cho vải ướt). theo dõi thân nhiệt cho đến khi xuốn gần 38oc.

- Khi thân nhiệt giảm xuống 38oC, thay tấm vải ướt bằng tấm vải khô.

- Nếu thân nhiệt lại tăng, phải lặp lại quá trình trên.

III. Chứng hạ nhiệt do lạnh

   khi thân nhiệt giảm xuống dưới 35oc thì gây ra chứng hạ nhiệt. thường xảy ra khi lao động ngoài trời lạnh, nhiều gió và ẩm.

1. Dấu hiệu nhận biết:

- Run lẩy bẩy.

- Da khô, lạnh, tái xanh, cơ thể có cảm giác “lạnh cứng như đá”.

- Cử chỉ khó khăn, lo lắng, bồn chồn.

- Thở nông mạch yếu và chậm.

- Có thể bất tỉnh.

2. Sơ cấp cứu chứng hạ nhiệt:

- Nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nhà hoặc chỗ ấm và kín gió.

- Đặt nạn nhận lên giường đắp chăn cho kín.

- Cho nạn nhân uống nước nóng, ăn súp nóng hay thức ăn có năng lượng cao như socola.

- Cởi áo khoác và giầy nạn nhân, thay bằng đồ ấm hoặc khô.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở, mạch, chuẩn bị thổi ngạt và ép tim, sau để ở tư thế hồi phục và gọi cấp cứu y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1b6ca676801b44b427b7e2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY