Bệnh văn phòng hôm nay

Bệnh Viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

Sức khỏe Việt Nam - Trang thông tin chính thức của Bộ Y Tế/

I. Định nghĩa:

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ), ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.

II. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi:

Những nguyên nhân trực tiếp hoặc góp phần làm cho bệnh phát triển dễ dàng phải kể đến:

- Khói Thu*c lá, Thu*c lào.

- nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với bụi vô cơ, hữu cơ như công nhân mỏ than, công nhân luyện kim, thợ cán bông.

- Không khí bị ô nhiễm.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn.

- Cơ địa dị ứng, khí hậu ẩm ướt, nhiều sư­ơng mù, tuổi cao, nam giới, điều kiện sống thấp kém cũng là những yếu tố làm cho bệnh phát triển.

III. Triệu chứng:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- viêm phế quản mạn là bệnh của người có tuổi ( >50 tuổi ) phần lớn là bệnh của nam giới có nghiện Thu*c lá, Thu*c lào. bệnh bắt đầu từ lúc nào khó biết, khi bệnh đã rõ các triệu chứng sau:

- Ho và khạc đờm: Th­ờng ho và khạc đờm về buổi sáng, đờm nhầy, trong, dính hoặc đờm có màu xanh, vàng đục như­ mủ, lượng đờm trong 24 giờ khoảng 200 ml. Mỗi đợt ho và khạc đờm kéo dài khoảng 3 tuần lễ thường vào những tháng mùa đông, đầu mùa thu.

- đợt cấp của viêm phế quản mạn: thỉnh thoảng bệnh lại vượng lên một đợt cấp do bội nhiễm, trong đợt cấp gặp những triệu chứng sau:

+ Ho khạc đờm có mủ.

+ Khó thở giống như cơn hen phế quản.

+ Sốt thường sốt nhẹ và vừa, ít khi có sốt cao.

+ Nghe phổi: Có ran rít, ran ngáy, ran ẩm.

Bệnh nhân dễ bị Tu vong trong đợt cấp do suy hô hấp cấp.

2. Cận lâm sàng:

- Chụp X quang phổi có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nang.

- Xét nghiệm máu: Trong đợt cấp số lư­ợng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng.

- Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn gây bệnh. Chú ý tìm BK.

- Thăm dò chức năng hô hấp thường thấy giảm.

IV. Tiến triển và biến chứng:

1. Tiến triển:

Lúc đầu bệnh nhẹ, bệnh nhân không để ý vì không ảnh hư­ởng đến lao động và sinh hoạt.

Bệnh tiến triển từ từ trong 5 – 10 - 20 năm. Trong quá trình tiến triển có biến chứng sau.

2. Biến chứng:

- Bội nhiễm phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi.

- Giãn phế nang.

- Suy hô hấp cấp.

- Suy tim phải là biến chứng cuối cùng.

V. Điều trị và phòng bệnh:

* Điều trị trong đợt cấp:

- Dẫn lư­u đờm theo tư­ thế kết hợp vỗ rung lồng ngực.

- Cho các Thu*c loãng đờm.

- Cho Thu*c giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Theophylin, salbutamol, Diaphylin.

- Cho cocticoit để chống phù nề và giảm tiết dịch.

- Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Ampixilin, Gentamixin.

* Phòng bệnh:

- Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp: Đặc biệt Thu*c lá, Thu*c lào.

- Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi tr­ờng có nhiều khói bụi như­ công nhân làm ở hầm mỏ.

- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

- Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào mùa đông và mùa thu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1b4ddb76801b01f0071ff2)

Tin cùng nội dung

  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Khi xâm nhập vào cơ thể dù với lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi đủ nhiều, chì có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. bài viết này nói về những nguồn và nguy cơ nhiễm độc chì kèm cách phòng tránh.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY