Nhãn khoa hôm nay

Nhãn khoa là một phân ngành y học chuyên về mắt và những bệnh liên quan đến mắt. Khoa có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm kiểm tra tật khúc xạ, khám tổng quát, siêu âm chẩn đoán, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh cạnh đó, nhãn khoa cũng có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn. Các bệnh lý nhãn khoa phổ biến như: đau mắt hột, viêm bờ mi, mỏi mắt, bong giác mạc, bệnh Eales, Glôcôm, bệnh võng mạc, cận thị, khiếm thị, cườm thuỷ tinh thể, lẹo, lé, lệch khúc xạ, loạn thị, rối loạn sắc giác, tăng nhãn áp,...

Đục thủy tinh thể là gì Triệu chứng của đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).

đục thủy tinh thể (cườm khô) là gì

đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là sự đục đi của thủy tinh thể nằm bên trong mắt của chúng ta. Thủy tinh thể có cấu trúc giống như một thấu kính trong suốt nằm sau con ngươi. Khi ta nhìn một vật, các tia sáng sẽ đi xuyên qua đồng tử (con ngươi), được thủy tinh thể hội tụ lại trên võng mạc rồi mới được cảm nhận bởi các tế bào nhạy cảm ánh sáng ở đây. Vì thế, thủy tinh thể cần phải trong suốt thì ánh sáng mới có thể xuyên qua và hội tụ chính xác lên võng mạc ở phía sau.

Khi nào nghi ngờ bị đục thủy tinh thể

Nếu bạn nhìn thấy mọi vật ngày càng mờ, nhòe đi, hoặc tối hơn, không còn sáng rõ và màu sắc như xưa thì có khả năng bạn đã bị đục thủy tinh thể ở một hoặc cả hai mắt. Nhiều người bị đục thủy tinh thể thường cảm thấy như mình đang nhìn mọi vật qua tấm kính chắn gió của chiếc xe hơi bị bẩn.

Do quá trình đục thủy tinh thể diễn tiến khá chậm nên giai đoạn đầu có thể bạn sẽ không nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào về thị giác. Tuy nhiên khi đã bước vào giai đoạn tiến triển thì các sinh hoạt hàng ngày của bạn sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng. Lúc đó, bạn cần được khám mắt toàn diện bởi một bác sĩ nhãn khoa để xác định nguyên nhân gây giảm thị lực là do đục thủy tinh thể hay do một nguyên nhân nào khác.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể cho một thị giác rõ ràng hơn

đục thủy tinh thể là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị lực ở người lớn tuổi. Đây thường là một phần của tiến trình lão hóa tự nhiên và cho đến nay chưa có loại Thu*c nào điều trị đục thủy tinh thể. Chỉ có phẫu thuật là phương pháp duy nhất giúp chữa khỏi bệnh này.

Vậy khi nào cần phẫu thuật? Theo quan điểm mới hiện nay, chúng ta không cần phải đợi đến khi thủy tinh thể đục chín và mắt thật mờ thì mới đi mổ. Tuy nhiên, nếu sinh hoạt hằng ngày của bạn vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều thì cũng không nhất thiết phải phẫu thuật ngay, có thể chỉ cần đổi một cặp kính khác là đã cải thiện được thị lực. Nói chung, một khi bạn đã được chẩn đoán là có đục thủy tinh thể thì bạn sẽ được bác sĩ nhãn khoa theo dõi định kì để đưa ra những phương án điều trị đúng lúc.

Khi thủy tinh thể đục gây trở ngại về mặt thị giác, làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày thì bác sĩ nhãn khoa của bạn sẽ đề xuất phương án phẫu thuật để lấy thủy tinh thể ra. Khi đó, thủy tinh thể đục sẽ được thay bằng một thủy tinh thể nhân tạo đặt vào trong mắt (còn được gọi là kính nội nhãn).

Các triệu chứng của đục thủy tinh thể

Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể do tuổi tác thường hình thành từ từ. Do đó ở giai đoạn đầu bạn có thể không nhận thấy bất kì dấu hiệu hoặc sự thay đổi nào về thị giác.

Ở giai đoạn tiến triển, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng sau:

    Nhìn mờ, tối đi nhưng không đau

Ai có nguy cơ bị đục thủy tinh thể

đục thủy tinh thể là một phần của quá trình lão hóa, do đó tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh này. Ở tuổi 75, có khoảng 70% trường hợp bị đục thủy tinh thể.

Các yếu tố nguy cơ của đục thủy tinh thể là:

Nếu bạn có bất kì yếu tố nguy cơ nào kể trên thì bạn nên đi khám mắt kiểm tra.

Các nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

    Nguyên nhân lão hóa:
Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước và protein. Theo thời gian, thủy tinh thể ngày càng có nhiều lớp trên bề mặt và trở nên cứng dần. Protein bắt đầu vón cục lại với nhau và một số vùng sẽ bị mờ đục, làm cho đường truyền ánh sáng vào mắt bị cản trở. Nếu thủy tinh thể chỉ bị đục một phần hoặc đục nhẹ thì thị lực có thể ít bị ảnh hưởng. Nhưng khi bị đục nhiều hơn hoặc đục toàn bộ thủy tinh thể thì thị lực sẽ bị giới hạn nặng nề và cần phải phẫu thuật.

    Nguyên nhân bẩm sinh hoặc tự hình thành trong quá trình phát triển:
đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, do di truyền hoặc kết hợp với các khiếm khuyết bẩm sinh khác. Một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.

    Nguyên nhân do các bệnh lý khác hoặc do sử dụng Thu*c:
Một số bệnh lý mắt hoặc phẫu thuật mắt trước đây có thể gây ra đục thủy tinh thể. Các bệnh lý mãn tính cũng có thể làm cho bạn dễ bị đục thủy tinh thể hơn, ví dụ như bệnh lý đái tháo đường đã được chứng minh sẽ gây tăng nguy cơ đục thủy tinh thể. Dùng các Thu*c kháng viêm steroid quá nhiều cũng có khả năng dẫn đến đục thủy tinh thể.

    Nguyên nhân chấn thương:
Dạng đục thủy tinh thể này liên quan trực tiếp đến chấn thương mắt. Nó có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc sau đó vài tháng đến vài năm.

Chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể

Cách duy nhất để xác định bạn có bị đục thủy tinh thể hay không đó là khám mắt toàn diện với Thu*c nhỏ dãn đồng tử (con ngươi) bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

    Khám với đèn khe:
Đèn khe là một loại kính hiển vi đặc biệt mà bác sĩ nhãn khoa dùng để khám mắt. Với loại đèn sinh hiển vi này, từng chi tiết của mắt sẽ được quan sát kĩ lưỡng và dễ dàng phát hiện ra các điểm bất thường dù nhỏ.

    Khám võng mạc:
Khi đồng tử (con ngươi) được nhỏ Thu*c làm dãn to ra, bác sĩ sẽ nhìn rõ được đáy mắt phía sau. Bằng đèn khe hoặc đèn soi đáy mắt, bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra các dấu hiệu của bệnh Glôcôm (còn gọi là cườm nước) và những vấn đề khác của võng mạc và thần kinh thị giác.

    Thử thị lực và đo khúc xạ:
Hai khâu kiểm tra này giúp đánh giá độ rõ và độ sắc nét về thị giác của bạn. Từng mắt sẽ được kiểm tra riêng về khả năng nhìn các chữ có kích thước khác nhau.

Từ 40 tuổi, bạn nên đi khám mắt để phát hiện các dấu hiệu sớm của đục thủy tinh thể và những thay đổi về thị lực. Bác sĩ nhãn khoa sẽ cho bạn biết khoảng bao lâu nữa bạn sẽ cần quay lại để được theo dõi tiếp tục. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu bạn thấy mình có các triệu chứng hoặc các nguy cơ của bệnh đục thủy tinh thể thì hãy đi khám mắt. Nguy cơ bị đục thủy tinh thể và các bệnh lý mắt khác sẽ tăng khi bạn càng lớn tuổi, cho nên kể từ 65 tuổi, bạn nên đi khám mắt định kì mỗi năm. Phát hiện và điều trị sớm bệnh đục thủy tinh thể rất cần thiết để bảo tồn thị giác.

Những điều cần làm khi bị đục thủy tinh thể

    Nếu bạn dưới 65 tuổi thì bạn cần khám mắt mỗi 2 năm. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, bạn cần khám mắt mỗi năm một lần.
  • đục thủy tinh thể.
Xem thêm

đục thủy tinh thể - Điều trị và mổ đục thủy tinh thể

Tài liệu tham khảo

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/diseases/cataracts/index.cfm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-duc-thuy-tinh-the-la-gi-trieu-chung-cua-duc-thuy-tinh-the-500.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY