Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Mười Triệu Chứng Nha Khoa Phổ Biến Nhất

Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.

Đau răng

Khi bạn bị đau ở răng hay đau ở xương hàm, có thể nghĩ đến việc là bị sâu răng . Đau răng thường có nguyên do là sâu răng hay có thể là biểu hiệu bệnh của nướu răng . Trong một số trường hợp khác, đau răng có thể là dấu hiệu của một áp xe hay răng n gầm.. . Khi bị đau răng nên đến nha sĩ càng sớm càng tốt để xác tìm ra nguyên nhân gây đau và ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn.

Răng nhạy cảm

Nếu răng bạn đau, ê buốt khi uống đồ lạnh hoặc nóng, những dấu hiệu này cho thấy răng của bạn có thể bị nhạy cảm. Nguyên nhân có thể là do răng bị sâu , răng bị nứt gãy , vết trám hỏng , bệnh nướu răng , mòn men răng hoặc lộ chân răng do tụt nướu . Cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhạy cảm. Hãy đến gặp nha sĩ để được xác định nguyên nhân và lựa chọn cách thức điều trị phù hợp, khi tình trạng này làm bạn khó chịu.

Đau hoặc chảy máu nướu

Đau hoặc chảy máu nướu có thể là dấu hiệu của viêm nướu , đây là giai đoạn sớm và có thể hồi phục của bệnh nướu răng. Chảy máu nướu đôi khi chỉ là kết quả của việc chảy răng quá mạnh hay dùng chỉ nha khoa không đúng cách. Tuy nhiên, nếu việc chảy máu nướu răng thường xuyên và gây lo lắng, thì bạn nên đến gặp nha sĩ để được điều trị đúng cách.

Đau miệng

Đau miệng có thể là do đau do loét , rộp môi do nhiễm herpes , bạch sản niêm mạc miệng nhiễm nấm Candida . Đau miệng có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó; nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm đôi khi là do kết quả quá trình kích thích của mắc cài, hàm giả hoặc gờ sắc bén của một răng hoặc vết trám bị nứt gãy. Nếu đau miệng kéo dài một tuần hoặc hơn, hãy đến gặp nha sĩ để được kiểm tra.

Hôi miệng

Hôi miệng có thể do thức ăn, do không chảy răng thường xuyên, bị khô miệng, hút Thu*c lá hoặc liên quan đến những tình trạng bệnh toàn thân. Hôi miệng kéo dài cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh nướu răng . Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, chải lưỡi, và dùng chỉ nha khoa hằng ngày là rất cần thiết để giảm thiểu hôi miệng và ngăn ngừa bệnh nướu răng. Nếu bạn lo lắng về tình trạng hôi miệng của mình, hãy đến nha sĩ để được khám và điều trị.

Đau hàm hoặc có tiếng kêu trong hàm

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này, do đó gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Những nguyên nhân có thể bao gồm do các bệnh ở xoang (xoang hàm, xoang sàng…), sâu răng, viêm khớp, chấn thương, nghiến răng, viêm nướu hoặc rối loạn hệ thống cơ khớp thái dương hàm (TMJ). Nha sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát, bao gồm cả việc chụp phim X quang, nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây đau.

Khô miệng

Khô miệng có thể là dấu hiệu của một bệnh toàn thân hoặc do tác dụng phụ của một số loại Thu*c. Nước bọt là một trong những yếu tố chính phòng chống sâu răng. Nước bọt giúp rửa sạch thức ăn và mảng bám, trung hòa axit do vi khuẩn tạo ra trong miệng và cung cấp kháng thể trong miệng. Nha sĩ sẽ giúp bạn cách phục hồi độ ẩm đã mất.

Nhiễm trùng do chấn thương

Xỏ lỗ móc kim loại trong miệng có thể gây rất nhiều rắc rối cho sức khỏe toàn thân và răng miệng. Vì miệng là nơi chứa một lượng lớn vi khuẩn, việc mang móc này sẽ tạo một vùng thuận lợi khởi phát viêm nhiễm. Khi xuất hiện những dấu hiệu nhiễm khuẩn như: sưng, đau, sốt, cảm giác ớn lạnh, xuất hiện những vệt đỏ hay co giật xung quanh lỗ xỏ, hãy đến nha sĩ ngay lập tức .

Răng nứt hoặc gãy

Răng bị nứt hay gãy có thể do nhiều nguyên nhân: răng giòn, nghiến răng, chấn thương. Vết nứt có thể không nhìn thấy được bằng mắt thường và thậm chí trên phim tia X, nhưng có thể gây đau không chịu được và kéo theo hậu quả lớn hơn nếu không điều trị. Khi bạn thấy đau trong lúc ăn nhai, hãy đến gặp nha sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.

Răng ố hoặc ngả màu

Theo thời gian răng của bạn có thể bị đổi hay ngả màu. Đôi khi đây chỉ là kết quả của việc nhiễm màu một số thực phẩm như cà phê hoặc trà, hay do sự lão hóa, di truyền, chấn thương hoặc do một số loại dược phẩm. Nên đến khám nha sĩ để được loại bỏ những vết ngả màu, hoặc có thể được áp dụng các phương pháp làm trắng răng như là tẩy trắng tại phòng nha hay tại nhà.

Tài liệu tham khảo
http://www.mouthhealthy.org/en/top-ten-dental-symptoms.aspx

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-muoi-trieu-chung-nha-khoa-pho-bien-nhat-33.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY