Sức khỏe hôm nay

Tắc lệ đạo và cách xử trí

Hiện tượng chảy nước mắt thường xuyên mà dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống gây cảm giác rất khó chịu và lo lắng cho nhiều người...
Hiện tượng chảy nước mắt thường xuyên mà dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống gây cảm giác rất khó chịu và lo lắng cho nhiều người, nhất là hiện tượng này xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường gặp nhất là tắc lệ đạo ở trẻ nhỏ">tắc lệ đạo.

Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới.

Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo tái phát">tắc lệ đạo. Khi có tắc lệ đạo bẩm sinh">tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ. tắc lệ đạo">tắc lệ đạo có thể gây viêm nhiễm, đau nhức..., nếu để lâu sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt. Do hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo như thế nào?">tắc lệ đạo là không thấy nguyên nhân rõ rệt nên cũng không có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nào.

Bệnh lý gây tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, người cao tuổi. Trẻ sau khi sinh ra (nhất là trẻ đẻ thiếu tháng) cũng có thể bị tắc lệ đạo, gọi là tắc lệ đạo bẩm sinh. Nguyên nhân tắc thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Hầu hết các trường hợp này có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần.

Các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải thường do các chấn thương vùng mắt, xoang hoặc sau các phẫu thuật ở xoang hàm. Những viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc có thể gây nên chít hẹp lệ đạo. tắc lệ đạo gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.

Khi tắc lệ đạo, đặc biệt là tắc ở ống lệ mũi, có thể gây ra viêm túi lệ mạn tính. Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, viêm mạn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp-xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da. Bệnh nhân thường đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ.

Khi có các triệu chứng tắc lệ đạo, bạn cần phải gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và điều trị. Tùy theo nguyên nhân tắc lệ đạo, tuổi của bệnh nhân mà các bác sĩ có các biện pháp điều trị thích hợp.

tắc lệ đạo bẩm sinh: khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa đi khám để các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glôcôm bẩm sinh, viêm trong mắt. Biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt. Đa số các trường hợp lệ đạo sẽ thông hoàn toàn khi trẻ được điều trị bằng biện pháp này. Đến khi trẻ được 2 - 3 tháng tuổi, nếu vẫn không hết chảy nước mắt thì các bác sĩ có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp cho nước mắt lưu thông tốt xuống mũi. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng tuổi để thông lệ đạo tốt nhất là khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi. Khi trẻ lớn hơn, sau 1 năm tuổi thì kết quả điều trị tắc lệ đạo bằng thông sẽ rất thấp. Bệnh nhân thường phải chờ đợi để có thể làm phẫu thuật, tạo nên đường thông lệ đạo mới.

tắc lệ đạo mắc phải: với các trường hợp này, bơm thông lệ đạo hầu như không có kết quả. Để phục hồi khả năng dẫn nước mắt, bệnh nhân thường được phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật nối thông lệ - mũi này, các bác sĩ có thể đặt ống silicon để giúp cho quá trình tạo đường thông mới dễ dàng hơn. Phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân hết chảy nước mắt, đồng thời hết viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ. Nếu không thể mổ tạo đường thông được, có thể mổ cắt túi lệ để loại trừ ổ viêm tại mắt, tránh các biến chứng gây áp-xe túi lệ. Tuy nhiên, sau khi cắt túi lệ, bệnh nhân sẽ bị chảy nước mắt suốt đời.

Đến nay không có biện pháp gì để phòng tắc lệ đạo bẩm sinh. Với các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải do chấn thương hoặc do phẫu thuật, biện pháp tốt nhất là tránh bị các tổn thương này.

Điều trị sớm và triệt để những viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc cũng góp phần hạn chế tắc lệ đạo.

TS.BS. (Trưởng khoa Kết - Giác mạc BV Mắt Trung ương)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tac-le-dao-va-cach-xu-tri-17286.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tắc lệ đạo là khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Cần đến khám bác sĩ khi có dấu hiệu tắc lệ đạo.
  • Trầy giác mạc là khi giác mạc bị một vết xước hoặc vết cắt trúng lên nó.
  • Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc - cửa sổ bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc với bụi bẩn, cát, mùn cưa, các mảnh kim loại nhỏ, thậm chí là các cạnh giấy cũng có thể gây xước hoặc rách giác mạc.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.