Khoa học hôm nay

Clip: Thế giới khắc nghiệt của loài chim hoang dã: Sẵn sàng hạ gục đồng đội yếu, kém

Những cá thể yếu kém, có cư xử khác thường có thể sẽ là mục tiêu bị cả đàn tẩy chay.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chị Sharon Delport, một người đam mê động vật hoang dã, đã tình cờ chứng kiến cảnh tượng điên rồ của trận chiến khốc liệt giữa hai đàn chim sáo tại Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi.

Hôm đó, Sharon đang tận hưởng bữa sáng cùng chồng trước khung cảnh tuyệt đẹp, đầy lãng mạn của dòng sông Sabie tại khu cắm trại Lower Sabie. Đồ ăn ngon cùng bầu không khí trong lành khiến họ chỉ muốn kéo dài những giây phút tận hưởng đến mãi mãi, cho đến khi một cảnh tượng kỳ lạ thu hút sự chú ý của cặp vợ chồng.

Khi đến gần, họ mới phát hiện ra một chú sáo đá tội nghiệp đang nằm trên mặt đất với nhiều vết thương. Sáo đá là một loài chim thuộc họ Sittidae, có kích thước nhỏ nhưng rất đẹp mắt, sắc nét với bộ lông đầy màu sắc. Chúng được biết đến không chỉ vì vẻ đẹp ngoại hình mà còn vì khả năng học nói và tiếng hót du dương. Có rất nhiều loài sáo đá trên thế giới, mỗi loài đều có đặc điểm riêng.

Không giống như sáo, sáo đá không phải là loài chim có khả năng học nói tốt nhất, nhưng chúng cũng có thể bắt chước một số âm thanh và giọng nói của con người. Chúng là loài chim ăn tạp, chúng có thể ăn hầu hết mọi thứ từ động vật nhỏ như côn trùng, ấu trùng, sâu bọ đến thực vật như hạt giống, trái cây, hoa quả. Tuy nhiên, món ăn ưa thích nhất của sáo đá vẫn là côn trùng và ấu trùng.

Nhìn vẻ ngoài chi chít những vết thương cùng bộ lông xù, Sharon cứ ngỡ như chú chim đã "ra đi". Bất ngờ, con vật tỏ vẻ sợ hãi khi đột nhiên từ trên trời, hai chú chim sáo đá khác phóng đến với tốc độ cực nhanh.

Với sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm đã được các hướng dẫn viên tại khu bảo tồn chỉ bảo, cặp vợ chồng biết rằng đây không phải là việc họ có thể can thiệp.

Một trong số hai con chim sáo lao tới, đè đầu chú chim tội nghiệp xuống đất để con còn lại bắt đầu mổ vào đầu nó. Màn tấn công, bạo hành diễn ra không ngừng nghỉ khiến chú chim bé nhỏ không cách nào chống đỡ. Trông nó như có vẻ sắp gục ngã đến nơi.

Bất ngờ, thời điểm tưởng chừng như cuộc tấn công đã ngã ngũ, chú chim tội nghiệp bỗng bừng tỉnh và bắt đầu tìm cách thoát thân. Nó vùng lên và bay được vài mét trước khi những kẻ tấn công đuổi theo rồi kéo nó lại.

May mắn thay, chú chim nhỏ đã tìm được khoảng hở và quyết định mở "con đường máu". Cuối cùng, sự dũng cảm của chú chim đã được đền đáp xứng đáng. Sharon mong rằng nó sẽ có thể tìm cách để chữa lành những vết thương sau trận chiến.

Theo các nhà khoa học, thỉnh thoảng các loài chim sẽ tấn công lẫn nhau nếu cảm nhận thấy sự đe dọa về nguồn thức ăn hay khu vực làm tổ. Đặc biệt, chúng sẽ càng nhạy cảm hơn nguồn thức ăn xung quanh đang cạn kiệt. Ngoài ra, còn có khả năng chú chim bị tấn công đã bị suy yếu hoặc cư xử bất thường khiến các thành viên khác tẩy chay. Những mối quan hệ xã hội phức tạp của loài chim tuy nhiều khi bất thường, nhưng là một phần không thể thiếu trong quá trình sinh tồn của chúng ở thế giới tự nhiên.

Theo ĐTCK

Link bài gốc Lấy link

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/the-gioi-khac-nghiet-cua-loai-chim-hoang-da-san-sang-ha-guc-dong-doi-yeu-kem-post334761.html

Theo ĐTCK

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/clip-the-gioi-khac-nghiet-cua-loai-chim-hoang-da-san-sang-ha-guc-dong-doi-yeu-kem/20240430115554205)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY