Bạn nên biết hôm nay

Tuổi nào nên dùng cao động vật?

Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
Tôi năm nay 40 tuổi, bị thoái hóa đốt sống lưng. Xin hỏi bác sĩ, tuổi tôi đã dùng được cao chưa?

Ngô Thị Hồng Hà (Đông Anh - Hà Nội)

Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp. Như chúng ta đã biết, bắt đầu từ tuổi 25 mật độ xương bắt đầu giảm đi, vì vậy nếu không biết cách bù đắp và giữ gìn thì quá trình loãng xương sẽ làm cho các khớp cũng như các đốt sống thoái hóa. Trong thư bạn hỏi tuổi của bạn bị thoái hóa đốt sống lưng đã dùng được cao động vật chưa? Xin được trả lời như sau: Trước hết chúng ta nên hiểu cao là gì? Cao có nhiều loại như cao xương là được nấu từ xương động vật, hoặc cao toàn tính là nấu từ xương và cả da động vật có thể có thêm các vị Thu*c Đông y... Trong các loại cao đều chứa lượng axit amin dồi dào, các yếu tố vi lượng như canxi, kali, đồng, kẽm... Như vậy dùng cao là bổ sung cho cơ thể lượng axit amin và lượng canxi giúp phòng ngừa và điều trị loãng xương, từ đó chống thoái hóa xương khớp. Theo kinh nghiệm thì các thầy Thu*c Đông y hay khuyên những người trung và cao tuổi, phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, bệnh mạn tính, ốm lâu ngày, sau phẫu thuật... dùng cao để bồi bổ sức khỏe... Tuy nhiên, lượng sử dụng cũng như loại cao nào nên sử dụng thì cần có sự thăm khám và chỉ định của thầy Thu*c Đông y. Vì theo Đông y thì có loại cao thiên về bổ âm nhưng có loại thiên về bổ dương. Và cũng cần biết cao động vật là protein nên có thể gây dị ứng cho người sử dụng chứ không phải cứ cao là tốt. Tại chuyên khoa da liễu cũng đã gặp những bệnh nhân sau khi uống cao trăn bị dị ứng... Lời khuyên của tôi là không nhất thiết phải mua cao để dùng ở tuổi của bạn mà thay vào đó bạn nên phòng ngừa và ngăn chặn thoái hóa thêm bằng chú ý chế độ ăn uống giàu canxi, chế độ lao động phù hợp và tập luyện thường xuyên.

BS. Trần Kim Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tuoi-nao-nen-dung-cao-dong-vat-4987.html)
Từ khóa: cao động vật

Chủ đề liên quan:

cao động vật động vật

Tin cùng nội dung

  • Ngày 8- 8, Tổ chức Động vật Châu Á và Tổ chức Thay đổi vì Động vật đã tặng Vườn thú Hà Nội công trình hàng rào điện cho khu chăm sóc voi.
  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY