Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những món ăn đại kỵ với người bị ho, nên tránh xa kẻo ho dai dẳng không dứt

Thời tiết thay đổi thất thường rất dễ khiến mọi người gặp các vấn đề về hô hấp hay bị mắc các bệnh gây ho. Khi bị ho có một số thực phẩm bạn nên tránh xa kẻo ho ngày càng nặng hơn, ho dai dẳng không dứt.

Những thực phẩm không nên ăn khi bị ho

Các loại hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực… không phải là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng khi bị ho. Bởi những loại hải sản này rất giàu protein rất dễ gây nguy cơ dị ứng và khiến bệnh ho càng nặng thêm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Rau củ quả chứa nhiều chất nhầy

Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy như mồng tơi, rau đay, khoai sọ… sản xuất ra chất cellulite. Đây là chất khiến gia tăng dịch đờm, làm tăng các cơn ho và tạo sự khó chịu cho người bệnh. Vì thế, trong thời gian bị ho bạn không nên ăn những loại rau củ này.

Đồ ăn quá lạnh

Đồ ăn lạnh sẽ làm kích ứng cổ họng khiến tình trạng ho ngày càng nặng hơn. Đặc biệt, khi bạn uống nước đá hay các loại nước uống lạnh vừa khiến cơ thể bị nhiễm lạnh vừa làm tổn thương phổi. Trong trường hợp nếu muốn dùng đồ uống để trong tủ lạnh bạn hãy để nó ra ngoài, chờ cho hết lạnh rồi mới uống.

Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ

Khi bị ho các chức năng trong hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu hơn. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ trong khoảng thời gian này sẽ khiến cho dạ dày bị hoạt động quá tải. Điều này làm cho hệ tiêu hóa chung bị ảnh hưởng, gia tăng dịch đờm và khiến bệnh ho ngày càng nặng hơn.

Thực phẩm có tính cay nóng

Ngoài đồ uống lạnh, khi bị ho, bạn hãy kiêng không ăn những thực phẩm có tính cay nóng. Cụ thể, hãy tránh xa các loại gia vị như mù tạt, ớt sừng, gừng, hạt tiêu, sả… Đây đều là những thực phẩm khiến cho vùng niêm mạc ở họng bị viêm, sưng nặng hơn. Nếu sử dụng liên tục thực phẩm có tính cay nóng trong thời gian dài sẽ làm cổ họng đau đớn và ho dai dẳng.

Thực phẩm đóng hộp sẵn

Hãy tránh xa các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Bởi chúng có chứa rất ít vitamin, chất xơ và khoáng chất không tốt cho cơ thể và người bị ho. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều rau củ quả tươi xanh để cung cấp đủ vitamin, chất xơ cho cơ thể.

Đồ uống có cồn, gas, caffeine

Nhiều người thường quan niệm bia, rượu là đồ uống có cồn có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn ở họng. Tuy nhiên, với những người đang bị ho, loại đồ uống này sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, làm khô cổ họng, gây kích thích niêm mạc.

Còn caffeine là chất lợi tiểu nhẹ. Khi uống quá nhiều sẽ kích thích đi tiểu. Điều này cũng dẫn đến tình trạng khô cổ họng, gây khó chịu và khiến người dùng bị ho nặng hơn.

Rượu bia

Như đã nói ở trên, bia và rượu là hai loại đồ uống tốt nhất người bị ho không nên sử dụng. bởi chúng sẽ làm khô cổ, khô họng và làm cho bệnh ho lâu khỏi và chuyển biến nặng.

Sữa

Hãy hạn chế sử dụng sữa trong giai đoạn bị bệnh này. Trong sữa chứa nhiều protein sẽ làm sản sinh nhiều chất nhầy thừa ở đường ruột. Nhất là khi bạn uống sữa tươi, chất nhầy này sẽ gây hại cho cổ họng và phổi.

Dừa và quýt

Dừa và quýt là hai loại trái cây rất thanh mát, tốt cho cơ thể. tuy nhiên, nó lại không mang lại nhiều lợi ích cho người bị ho và hen suyễn. vì trong dừa có tính lạnh, dễ gây nhiễm lạnh cho cơ thể và phổi.

Còn quýt lại sản sinh ra chất cellulite làm tăng dịch đờm, khiến bệnh ho càng nặng hơn. Tốt nhất để tình trạng ho không tái phát nặng bạn nên kiêng ăn, uống 2 loại trái cây này.

Những món ăn đại kỵ với người bị ho, nên tránh xa kẻo ho dai dẳng không dứt ảnh 2

Khi bị ho nên ăn những thực phẩm sau để nhanh giảm nhẹ triệu chứng

Củ nghệ

Nghệ rất nổi tiếng với đặc tính khử trùng, kháng viêm, giúp sát khuẩn và bảo vệ cổ họng trước những vi khuẩn, virus gây hại. Ngoài ra, một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng curcumin trong nghệ sẽ hoạt động như một bộ điều biến miễn dịch, giúp điều chỉnh chức năng tế bào miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại.

Mật ong

Bên cạnh công dụng tạo ngọt tự nhiên, mật ong còn có các tác dụng khác như: Thúc đẩy chữa lành vết thương, chống nhiễm trùng, làm dịu và sát khuẩn cổ họng, làm loãng đờm, loại bỏ chất nhầy và giảm tắc nghẽn đường thở, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Vậy nên, khi bị ho, hãy pha mật ong với nước ấm hoặc ngậm trực tiếp mật ong để giúp bổ sung năng lượng và đẩy nhanh thời gian điều trị ho nhé. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lưu ý là tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tháng sử dụng mật ong vì nguy cơ ngộ độc nhé.

Gừng

Gừng có đặc tính chống viêm, nên có thể giúp giảm sưng và đau cổ họng, để cổ họng thoải mái và dễ chịu hơn. Một mẹo nhỏ khi sử dụng gừng trị ho là dùng gừng tươi để pha trà sẽ tốt hơn là sử dụng trà gừng dạng túi lọc. Bạn chỉ cần đun sôi một thìa gừng tươi cắt nhỏ trong nửa lít nước và để uống dần dần.

Cháo, súp (thức ăn lỏng, dễ nuốt)

Khi bị ho dễ gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Vì vậy, cần ăn các thực phẩm dễ nuốt, mềm như các món súp, cháo (súp gà), nước luộc rau củ,… để tránh gây tổn thương cho cổ họng.

Tỏi, hành tây, tía tô

Tỏi, hành tây, tía tô có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn cao. Chỉ cần người bệnh sử dụng chúng thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt được các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể bổ sung chúng vào bữa ăn hàng ngày với món cháo để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.

Bạc hà

Khi người bệnh ho thường xuyên, niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương. Đồng thời cổ họng còn xuất hiện rất nhiều đờm, gây ra tình trạng nghẹn họng. Với những trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà để có thể hỗ trợ làm tan đờm và thông họng hiệu quả.

Theo Tiền phong

Link bài gốc Lấy link

https://tienphong.vn/nhung-mon-an-dai-ky-voi-nguoi-bi-ho-nen-tranh-xa-keo-ho-dai-dang-khong-dut-post1507860.tpo

Theo Tiền phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-mon-an-dai-ky-voi-nguoi-bi-ho-nen-tranh-xa-keo-ho-dai-dang-khong-dut/20240519104134290)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY