Bệnh tình dục hôm nay

Sùi mào gà: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc Sinh d*c. Là căn bệnh gây ra bởi virus HPV, lây truyền qua đường T*nh d*c và xuất hiện ở cả nam và nữ

Nội dung bài viết:

I. Sùi mào gà là gì?

II. Biểu hiện sùi mào gà

III. Bệnh sùi mào gà xuất hiện do đâu?

IV. Sùi mào gà ở miệng (lưỡi)

V. Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà?

VI. Các cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà

VII. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà?

VIII. Phòng tránh sùi mào gà

IX. Chữa sùi mào gà tại nhà bằng Thu*c nam, nên hay không?

sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, có sự lây lan nhanh nếu không biết cách phòng tránh. nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khó lường. dưới đây là những thông tin cần biết căn bệnh nguy hiểm này.

I. Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà (Gennital Warts) còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc Sinh d*c. Đây là căn bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ T*nh d*c không an toàn, rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

Sùi mào gà (Gennital Warts) còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc Sinh d*c

Virus hpv (human papilloma virus) là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh sùi mào gà cho cả nam và nữ giới (phổ biến từ 20 - 45 tuổi). theo các nghiên cứu khoa học, hiện nay có khoảng 120 chủng virus hpv được phát hiện, nhưng gây ra mụn cóc sinh d*c chủ yếu là virus hpv-16 và hpv-11 với 90% ca bệnh được ghi nhận.

>>> Tuổi trẻ và những nổi lo về bệnh sùi mào gà

II. Biểu hiện sùi mào gà

Khi virus xuất hiện trong cơ thể, chúng sẽ “ẩn náu” tại lớp biểu mô thuộc tầng dưới cùng của da và không gây triệu chứng. Thời gian ủ bệnh kéo dài 2 - 9 tháng và triệu chứng của nam giới và nữ giới có sự khác nhau.

Thông thường, nam giới có triệu chứng sùi mào gà sớm hơn nữ giới. ở phụ nữ, triệu chứng bệnh không rõ ràng và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng. cụ thể:

1. Biểu hiện sùi mào gà ở nam

    Xuất hiện những vết sần sùi màu đỏ nhạt hoặc hồng giống như mào gà ở các vị trí như D**ng v*t. Bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, đau rát và rất khó chịu.

    Ở giai đoạn đầu, các nốt mụn còn nhỏ, mọc rải rác, không gây ngứa ngáy, khó chịu nên không gây ra bất cứ cản trở nào đối với người bệnh. Tuy nhiên, theo thời gian, virus sẽ xâm nhập và phát triển mạnh mẽ vào cơ thể, các nốt mụn sẽ to và rõ hơn, có thể có mủ trắng, khi cọ xát có thể bị vỡ và chảy dịch ra bên ngoài.

      Ban đầu, bệnh thường nổi trên bề mặt da thành các nốt nhỏ, nằm tách biệt nhau. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các nốt sần sẽ xuất hiện nhiều hơn và tạo thành từng mảng đỏ trên da. Một số trường hợp mắc bệnh nặng hơn còn có chứa dịch trắng ở trong nốt mụn.

      Cảm thấy không được thoải mái khi tiểu tiện.

      Khi quan hệ T*nh d*c, bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn, chảy máu.

    ‍bệnh sùi mào gà ở nam giới là tình trạng xuất hiện các mụn cóc phát triển ở d**ng v*t hoặc một số bộ phận khác

      2. Biểu hiện sùi mào gà ở nữ

        Bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh d*c nữ thường có những vết sưng nhỏ, màu thịt nâu hoặc hồng tươi hay trắng đục và mềm.

        Các vết sưng dần mọc thành mảng lớn, có hình dạng giống súp lơ hay mào gà, gây ngứa và khó chịu ở vùng Sinh d*c.

      • Khi quan hệ t*nh d*c, các nốt sùi mào gà dễ vỡ gây xuất huyết, nhiễm trùng và tổn thương.

        Cảm giác mệt mỏi toàn thân, không muốn ăn.

        Giảm cân.

        Rát buốt lúc giao hợp.

      Sùi mào gà ở nữ giới tập trung chủ yếu quanh hai môi lớn bé, âm hộ, *m đ*o, cả cổ tử cung

        Ngoài cơ quan sinh d*c nam, nữ, các nốt sùi mào gà còn có thể xuất hiện trên miệng, lưỡi và hậu môn của bệnh nhân.

        >>> cần lưu ý: chảy dịch lỏng màu vàng sau đốt sùi mào gà có nguy hiểm không?

        III. Bệnh sùi mào gà xuất hiện do đâu?

        Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sùi mào gà là do bị lây nhiễm qua quan hệ T*nh d*c không an toàn dưới mọi hình thức (bao gồm cả quan hệ bằng miệng, quan hệ qua đường hậu môn, hoặc những tiếp xúc Sinh d*c).

        Virus sùi mào gà (HPV) sẽ qua đường này mà xâm nhập và tấn công nhanh chóng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, việc quan hệ T*nh d*c không an toàn (không sử dụng bao cao su, quan hệ T*nh d*c với nhiều người khác nhau...) sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.

        Ngoài ra, bệnh sùi mào gà cũng có thể bị lây nhiễm cho những người có khả năng miễn dịch kém, niêm mạc da bị trầy xước khi tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng cá nhân có dính virus sùi mào gà của người bệnh như dùng chung đồ lót, quần áo, chăn màn, bàn chải đánh răng, khăn tắm... thậm chí là chung bồn cầu nhà vệ sinh hay những vết thương hở thì nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà cũng rất cao.

        Virus sùi mào gà (HPV) sẽ qua đường này mà xâm nhập và tấn công nhanh chóng đến các bộ phận khác trong cơ thể

        Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng gần như tất cả những người hoạt động T*nh d*c sẽ bị nhiễm ít nhất một loại virus tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh bao gồm:

          Quan hệ T*nh d*c không an toàn với nhiều bạn tình.

        • Bị các bệnh khác có lây truyền qua đường T*nh d*c.

        • Quan hệ T*nh d*c với bạn tình có mắc bệnh T*nh d*c mà không biết.

        • Quan hệ T*nh d*c khi ở tuổi vị thành niên.

        >>> lưu ý: nhiễm hpv gây sùi mào gà có dẫn đến ung thư?

        Nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà?

        IV. Sùi mào gà ở miệng (lưỡi)

        1. Sùi mào gà ở miệng (lưỡi)

        ‍bệnh sùi mào gà ở miệng (lưỡi) là hiện tượng xuất hiện một số mụn cóc sinh d*c có khả năng chỉ là nốt mụn nhỏ hoặc hình dạng giống với như súp lơ hay mào gà ở trong khoang miệng, lưỡi, cổ họng, môi.

        2. Nguyên nhân sùi mào gà xuất hiện ở miệng (lưỡi)

        Nguyên nhân trực tiếp gây căn bệnh là chủng virus hpv xâm nhiễm vào vùng vết thương hở tại miệng sẽ gây ra các nốt u nhú sinh d*c vùng miệng. bệnh sùi mào gà tại miệng khá dễ hiểu lầm với nhiệt miệng, viêm họng cần bệnh nhân thường xem nhẹ cũng như không đi khám bệnh.

        Lý do trực tiếp gây ra bệnh sùi mào gà tại miệng là human papilloma virus (thường là hpv-16) gây nên do khi quan hệ bằng miệng (oral s*x) không có bao cao su bảo vệ bởi thế virus hpv trong dịch nhầy của người bệnh thường dễ bám vào vết thương hở.

        Sùi mào gà tại miệng và lưỡi có thời gian ủ căn bệnh từ 2-9 tháng

        3. Biểu hiện của sùi mào gà ở miệng (lưỡi)

        Virus hpv gây nên sùi mào gà tại miệng và lưỡi có thời gian ủ căn bệnh từ 2-9 tháng. sau thời kỳ ủ bệnh, sùi mào gà tại lưỡi và miệng xuất hiện các dấu hiệu như:

          giai đoạn đầu: người bệnh chỉ thấy xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti phân bố lẻ tẻ trong khoang miệng, lưỡi, môi hay bên trong má. thời kỳ này căn bệnh chưa gây tác động đáng kể đến cuộc sống người mắc bệnh. giai đoạn này sùi mào gà khá dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng hoặc viêm vòm họng.

          thời kỳ kế tiếp: khoang miệng hoặc lưỡi xuất hiện các mảng sần sùi có hình như mào gà, có màu trắng hay đỏ. những nốt u nhú này khá mềm, không ngứa, không đau, rất dễ xây xước, có thể chảy mủ cũng như chảy máu. những nốt bệnh sùi mào gà thường phân bố chủ yếu trong khoang miệng, môi, lưỡi hoặc amidan gây mất thẩm mỹ.

        • Giai đoạn nặng: Một số nốt u nhú to lên và lở loét không ít người bệnh cảm thấy vùng miệng và lưỡi đau rát, đau họng, khoang miệng tấy đỏ. Bệnh nhân nuốt nước bọt nhiều, cảm giác vướng hoặc có thể là đau lúc nuốt gây phức tạp lúc ăn uống. Nguy hiểm hơn, khi bệnh nhân ăn uống, những nốt mụn này sẽ bị ma sát với thức ăn gây đau, lở loét, chảy dịch, nguy cơ viêm cao. Bệnh nhân có thể ho chảy máu nếu vùng họng mắc tổn thương, khản tiếng, nói chuyện trở ngại cũng như hơi thở có mùi hôi….

          4. Phân biệt sùi mào gà tại miệng, bệnh sùi mào gà ở lưỡi và nhiệt miệng

          Sùi mào gà tại miệng cũng như nhiệt miệng đều gây nên những dấu hiệu tương đối khó chịu ở khoang miệng, người bị bệnh khá dễ nhầm lẫn chúng với nhau cũng như thường mang tâm lý coi thường. Theo đó, có thể phân biệt hai bệnh lý này như sau:

          DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

          SÙI MÀO GÀ

          NHIỆT MIỆNG

          Triệu chứng

          Khoang miệng xuất hiện các u nhú với kích cỡ từ nhỏ đến lớn, chụm lại thành từng đám.

          Khoang miệng lở loét, sưng đỏ, không xuất hiện thêm u nhú khác thường.

          Thời gian

          Mụn sùi ở miệng không thể biến mất nếu như không trị liệu.

          Có thể tự lành sau 10-15 ngày.

            Tìm hiểu thêm: Sùi mào gà có thể nhầm với amidan?

          Bệnh sùi mào gà phát triển nhanh không?

            V. Biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà?

            Bệnh sùi mào gà xảy ra ở bộ phận sinh d*c nhạy cảm nên nhiều người mắc bệnh thường có tâm lý không muốn cho người khác biết. tuy nhiên đây là một suy nghĩ rất sai lầm và nguy hiểm bởi nếu để lâu bệnh sùi mào gà sinh d*c sẽ gây nên những tác hại cực kỳ nghiêm trọng.

              Các nốt sùi mào gà phát triển nhanh và lan rộng, có thể phủ dày kín cả cơ quan sinh d*c.

            • Khi bị lở loét, nốt sùi mào gà sẽ dẫn đến những tổn thương viêm nhiễm ở v*ng k*n, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống, đời sống t*nh d*c, sức khỏe sinh sản của người bệnh, làm tăng nguy cơ vô sinh - hiếm muộn.

            • Bệnh có thể biến chứng sang ung thư nếu bệnh nhân mắc HPV-16, HPV-18: khi không được điều trị, sùi mào gà ở nam có thể biến chứng gây ung thư D**ng v*t; sùi mào gà ở nữ làm tăng nguy cơ bị ung thư *m đ*o, âm hộ, cổ tử cung.

            • Với những phụ nữ mang thai, nếu bị nhiễm sùi mào gà sẽ có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hoặc khi sinh ra bé cũng bị lây nhiễm bệnh từ mẹ.

            Mặc dù là không nguy hiểm như giang mai hoặc hiv, nhưng bệnh sùi mào gà sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.

            Vì vậy, khi bị sùi mào gà sinh d*c, người bệnh không nên chủ quan hoặc tự ý mua thu*c về điều trị. nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, để được bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp chữa bệnh hợp lý, tránh để xảy ra những biến chứng khó lường.

            VI. Các cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà

              thường khó phát hiện, bác sĩ có thể bôi dung dịch axit axetic nhẹ vào bộ phận Sinh d*c để làm những nốt nhọt xuất hiện rõ ràng hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ soi cổ tử cung để xem có mụn cóc hay không.

            • xét nghiệm sùi mào gà cần thực hiện bằng phương pháp pap: đối với phụ nữ, điều quan trọng là phải kiểm tra xương chậu và xét nghiệm pap thường xuyên, giúp phát hiện những thay đổi ở *m đ*o và cổ tử cung do mụn cóc sinh d*c hoặc các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung - một biến chứng có thể của nhiễm trùng sinh d*c. trong quá trình xét nghiệm pap, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị gọi là mỏ vịt để giữ *m đ*o, sau đó sẽ sử dụng que lấy mẫu để thu thập mẫu tế bào nhỏ từ cổ tử cung, sau đó mang mẫu bệnh phẩm này soi trên kính hiển vi.

            Xét nghiệm Pap, có thể phát hiện được chủng HPV gây ra mụn cóc hoặc ung thư cổ tử cung

              Xét nghiệm HPV: Chỉ có một vài loại HPV Sinh d*c có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Mẫu tế bào ở cổ tử cung được lấy trong xét nghiệm Pap, có thể phát hiện được chủng HPV gây ra mụn cóc hoặc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này thường dành riêng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Xét nghiệm này không hữu hiệu cho phụ nữ trẻ vì hệ thống miễn dịch của họ thường có thể tiêu diệt ngay cả các loại virus Sinh d*c gây ung thư mà không cần điều trị.

            >>> quan tâm: những phương pháp xét nghiệm sùi mào gà hiện nay

            VII. Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà?

            Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, do đó người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có hoặc không biểu hiện triệu chứng bệnh.

            Các phương pháp điều trị dưới đây chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương, làm giảm triệu chứng chứ không diệt được HPV.

            1. Sùi mào gà ở vùng Sinh d*c ngoài và hậu môn

              Dùng một que nhỏ hoặc tăm bông, cẩn thận chấm một ít dung dịch Acid trichloracetic 80 % - 90 %, 1 lần/ngày lên những nốt sùi cho đến khi nốt sùi trắng ra.

            • Chấm dung dịch podophyllin 10 % - 25 % bôi 1 lần/ngày hoặc 2 - 3 lần/tuần vào nốt sùi theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. bôi để khô, rửa sạch thu*c sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da).

            • Đối với những tổn thương rộng hoặc nốt sùi mọc ở nhiều nơi phải điều trị: đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc đốt điện, laser.

            • Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.

            2. Sùi mào gà trong *m đ*o

                Đốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt điện, laser.

              • Podophyllin 10 % - 25 % bôi 1 lần/ngày hoặc 2 - 3 lần/tuần.

              • Phẫu thuật cắt bỏ.

              chú ý: khi chấm podophyllin vào các sùi mào gà *m đ*o cần phải để thu*c khô rồi mới rút mỏ vịt ra. bôi vaseline hoặc mỡ kháng sinh vào vùng niêm mạc lành xung quanh thương tổn phải để tránh thu*c lan ra vùng không bị bệnh.

              >>> tư vấn: các phương pháp đốt sùi mào gà và khả năng tái phát

              3. Sùi mào gà ở cổ tử cung

                  Đốt lạnh bằng nitơ lỏng.

                • Đốt điện, laser.

                Đốt sùi mào gà bằng sóng cao tần là một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân chọn lựa để loại bỏ những vết sần mào gà

                  4. Sùi mào gà ở miệng sáo

                      Cắt, nạo.

                    • Đốt lạnh, đốt nhiệt.

                    • Chấm Acid trichloracetic 80 % - 90 %.

                    • Đốt điện, laser.

                    5. Sùi mào gà ở hậu môn

                        Đốt điện, laser.

                      • Đốt lạnh, đốt nhiệt.

                      • Phẫu thuật cắt bỏ.

                      • Chấm Podophyllin 10 % - 25 % 1 - 2 lần/tuần vào nốt sùi. Vùng da niêm mạc lành xung quanh thương tổn phải bôi vaseline hoặc mỡ kháng sinh để tránh Thu*c lan ra vùng không bị bệnh.

                      6. Sùi mào gà ở phụ nữ có thai

                          Phẫu thuật cắt bỏ.

                        • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng.

                        • Đốt bằng laser CO2.

                        >>> tìm hiểu thêm: sùi mào gà có trị dứt điểm được không?

                          Chú ý:

                              Acid trichloracetic có thể dùng cho phụ nữ có thai, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

                            • Podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. không sử dụng podophyllin cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. không bôi thu*c vào trong *m đ*o, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, miệng hoặc phía trong hậu môn. cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần khi tổn thương đã khỏi. với sùi mào gà ở nam giới, cách dùng và bôi podophyllotoxine cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.

                            • Nếu mụn cóc không gây khó chịu có thể không cần điều trị. Nhưng nếu các triệu chứng bao gồm ngứa, rát và đau, hoặc nếu mụn cóc ở những vị trí có thể nhìn thấy được gây mất mỹ quan, cảm giác xấu hổ, bác sĩ có thể loại bỏ ổ mụn cóc bằng Thu*c hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, các tổn thương có khả năng quay trở lại sau khi điều trị.

                            Vì vậy, tốt nhất khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ sùi mào gà, bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên về Da liễu hoặc bệnh viện có khoa Da liễu, để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

                            Lưu ý, không nên nghe theo các phương pháp truyền miệng hoặc các quảng cáo, “hù dọa” quá mức về điều trị căn bệnh này, để tránh “tiền mất tật mang”.

                            VIII. Phòng tránh sùi mào gà

                              Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ T*nh d*c có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Mặc dù sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ của, nhưng nó không hiệu quả 100% và vẫn có nguy cơ bị sùi mào gà.

                            • Tiêm phòng virus HPV trước khi có quan hệ T*nh d*c. Các chuyên gia khuyến cáo, tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi cần được tiêm phòng HPV, tốt nhất là nên tiêm trước khi có quan hệ T*nh d*c. Bên cạnh đó, nam giới cũng là đối tượng được khuyến khích nên tiêm phòng HPV.

                            Tiến hành tiêm phòng vacxin HPV để phòng ngừa bệnh

                              Đi khám sớm nếu cơ quan Sinh d*c có biểu hiện lạ, có nốt thịt mọc lên gây vướng víu.

                            • Rèn luyện thể dục thể thao tăng sức đề kháng cơ thể: có tới 90% người bị nhiễm virus hpv nhưng không phát triển thành bệnh do có sức đề kháng tốt giúp cơ thể tự đào thải được virus trong vòng 2 năm. do đó, chăm sóc tốt cho sức khoẻ là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng tránh bệnh sùi mào gà và giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm.

                            • Không nên tiếp xúc da với người đang bị sùi mào gà.

                            • Không sử dụng chung đồ cá nhân: khăn tắm, đồ lót…

                            IX. Chữa sùi mào gà tại nhà bằng Thu*c nam, nên hay không?

                            Hiện nay, sùi mào gà có thể được điều trị bằng thu*c kháng sinh, chấm acid, áp lạnh, đốt điện, liệu pháp ira… tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà kết quả mang lại cũng không giống nhau. ngoài ra, bệnh còn có thể điều trị bằng thu*c đông y.

                            Theo các chuyên gia, thu*c nam cũng phần nào giúp loại bỏ virus sùi mào gà và đem đến hiệu quả điều trị nhất định. hơn nữa, thu*c nam còn an toàn, lành tính, dễ sử dụng, giá thành rẻ nên được nhiều người áp dụng.

                            Chữa sùi mào gà bằng thu*c nam nên hay không?

                            Về mặt trị liệu trong Y học cổ truyền, nguyên tắc chung là phải thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết bằng các phương pháp cụ thể như sau:

                            1. Dùng Thu*c uống điều trị từ bên trong

                            a. Bài Thu*c 1:

                            Nguyên liệu: Tỳ giải 15g, thương truật 15g, hoàng bá 15g, đại thanh diệp 20g, ý dĩ 20g, thổ phục linh 30g, đan bì 12g, tử thảo 15g, thông thảo 10g, mã xỉ hiện (rau sam) 15g

                            Cách dùng: Sắc tất cả các nguyên liệu để uống. Bệnh nhân nên uống Thu*c mỗi ngày 1 thang.

                            Nếu thấy có các triệu chứng tại chỗ sưng nóng, đỏ đau, đi tiểu nhiều lần, người bệnh có thể thêm các nguyên liệu như: đại hoàng 9g, sinh thạch cao 15g, kim ngân hoa 15g, tri mẫu 9g.

                            b. Bài Thu*c 2:

                            Nguyên liệu: Dã cúc hoa 30g, thổ phục linh 30g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 10g, bản lam căn 10g, sơn đậu căn 10g, xạ can 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoàng bá 10g, thương truật 10g, sơn từ cô 5g,

                            Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.

                            Chữa bệnh sùi mào gà bằng thu*c nam mang đến nhiều dấu hiệu tích cực cho việc điều trị

                            2. Dùng Thu*c chữa trị bên ngoài

                            a. Bài Thu*c 1:

                            Nguyên liệu: Bản lam căn 30g, dã cúc hoa 30g, mộc tặc 20g, khô phàn 20g, nga truật 15g, địa phu tử 20g.

                            Cách dùng: Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước ngâm rửa tại chỗ.

                            b. Bài Thu*c 2:

                            Nguyên liệu: Hoàng kỳ, hoàng bá, khổ sâm, ý dĩ, lấy theo tỉ lệ 1:1:1:1.

                            Cách dùng: Sấy khô các nguyên liệu rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 1g rắc lên tổn thương rồi dùng băng bó kín lại. Một liệu trình sẽ gồm 10 lần. Theo đó, thường bệnh nhân dùng 2 liệu trình là sẽ có kết quả.

                            c. Bài Thu*c 3:

                            Nguyên liệu: Khổ sâm 50g, đậu căn 20g, đào nhân 15g, đan bì 12g, tam lăng 30g, nga truật 30g, mộc tặc 20g,

                            Cách dùng: Sắc thang Thu*c lấy nước, sau đó ngâm rửa nơi tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 8 phút. Theo đó, bệnh nhân nên duy trì 1 liệu trình trong 14 ngày.

                            c. Bài Thu*c 4:

                            Nguyên liệu: Khổ sâm 50g, xà sàng tử 50g, bách bộ 50g, mộc tặc thảo 50g, bản lam căn 50g, thổ phục linh 50g, đào nhân 30g, minh phàn 30g, xuyên tiêu 30g.

                            Cách dùng: Sắc thang Thu*c lấy nước ngâm rửa tổn thương mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

                            d. Bài Thu*c 5:

                            Nguyên liệu: Mã xỉ hiện 60g, linh từ thạch 20g, bạch liễm 20g, mộc tặc thảo 30g, sinh mẫu lệ 30g, khổ sâm 30g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, hồng hoa 10g

                            Cách dùng: Sắc thang Thu*c lấy nước ngâm rửa tổn thương, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút. 20 ngày là 1 liệu trình.

                            3. Những lưu ý khi chữa bệnh sùi mào gà bằng Thu*c nam

                            Do đó, khi sử dụng Thu*c nam kết hợp cùng liệu trình của bác sĩ, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau:

                              Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, việc tự ý áp dụng có thể làm giảm tác dụng của Thu*c do Thu*c nam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dễ hóa giải hiệu quả của Thu*c điều trị.

                            • Cần trao đổi rõ tình trạng bệnh của mình, không nên vì tâm lý e ngại dấu triệu chứng bệnh.

                            • Kiêng quan hệ T*nh d*c trong thời gian điều trị kể cả việc sử dụng bao cao su hay biện pháp bảo vệ khác để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

                            • Sau khi kết thúc một liệu trình cần tái khám đúng hẹn để theo dõi, nếu không thấy tiến triển các bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp điều trị.

                            Tóm lại, chữa bệnh sùi mào gà bằng thu*c nam cũng là một phương pháp mang đến nhiều dấu hiệu tích cực cho việc điều trị. tuy nhiên, dù là điều trị bằng thu*c nam hay thu*c tây, thì quan trọng nhất là đi khám với thầy thu*c (đông y hoặc tây y), để được chỉ định điều trị phù hợp.

                            Sùi mào gà và những điều cần phải biết:

                              Bé gái 18 tháng tuổi mắc sùi mào gà


                            AloBacsi tổng hợp

                            Lần cập nhật cuối: 17:25 05/10/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/sui-mao-ga-n418435.html)
Từ khóa: sùi mào gà

Chủ đề liên quan:

sùi mào gà

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY