Bệnh tình dục hôm nay

Bệnh giang mai trên người HIV

Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền qua đường T*nh d*c có tính chất nguy hiểm xếp thứ hai sau HIV.

Tổng quan về bệnh giang mai

Bệnh giang mai: Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c do một loại vi khuẩn hình xoắn Treponema pallidum như lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra. Bệnh giang mai là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị đúng đắn, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến cả thai nhi.

Lây nhiễm: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi giao hợp không được bảo vệ (đường *m đ*o, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.

Giai đoạn giang mai

Giai đoạn 1

- Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận Sinh d*c như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, *m đ*o, cổ tử cung (với nữ).

Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ, đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và không đau.

Nguồn ảnh: Internet.

- Vết loét này có thể tự mất sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2: Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6 đến 9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.

Giai đoạn 3: Bệnh phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch …, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.

Bệnh giang mai trên bệnh nhân HIV

Tác động qua lại giữa bệnh giang mai và HIV

- Nguy cơ lây nhiễm HIV qua con đường T*nh d*c phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là quan hệ với người bị các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, trong đó có giang mai. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa HIV và các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, đặc biệt là các bệnh có loét ở Sinh d*c (giang mai, herpes, HPV, hạ cam, …). Ở đâu có tỉ lệ các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c cao ở đó có sự gia tăng HIV.



- Có thể nói giang mai vừa là bạn đồng hành, vừa là yếu tố nguy cơ, vừa là yếu tố chỉ điểm của HIV. Hay nói cách khác các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c và HIV đều có chung các yếu tố nguy cơ cao là quan hệ T*nh d*c không an toàn, quan hệ T*nh d*c với nhiều người. Chính vì vậy người ta cũng coi HIV là một trong những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c nguy hiểm nhất.

Chấn đoán bệnh giang mai trên bệnh nhân HIV



- Việc chẩn đoán bệnh giang mai có thể phức tạp hơn ở những bệnh nhân nhiễm HIV vì kết quả huyết thanh âm tính giả và dương tính giả cho T pallidum và biểu hiện lâm sàng không điển hình trong sự hiện diện của nhiễm HIV. Tuy nhiên, cần kiểm tra huyết thanh để xác định chính xác có bị giang mai hay không? Đồng thời đánh giá virut HIV trong cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho cả hai bệnh một lúc

Nguồn ảnh: Internet.

- Việc kiểm tra cẩn thận và xác định chính xác giúp việc điều trị có hiệu quả cao hơn,  tổn thương giang mai chính không đau, đặc biệt là liên quan đến trực tràng và *m đ*o, thường không được chú ý, phát ban thứ bệnh giang mai, tổn thương da-niêm mạc và các triệu chứng toàn thân có thể tinh tế hoặc gây hiểu lầm mà không được điều trị kịp thời. Bệnh thần kinh trung ương có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào của giang mai, cần làm xét nghiệm kiểm tra dịch não tủy của các bệnh nhân giang mai trên bệnh nhân mắc HIV.

Điều trị bệnh giang mai trên bệnh nhân nhiễm HIV

- Penicillin G là phác đồ được khuyến cáo, dùng bất cứ khi nào có thể cho tất cả các giai đoạn của bệnh giang mai ở những bệnh nhân HIV. Không có lựa chọn thay thế với Penicillin G có sẵn để điều trị bệnh giang mai  thần kinh, giang mai bẩm sinh hoặc giang mai trong thai kì.

- So với các bệnh nhân nhiễm HIV thì bệnh nhân nhiễm HIV kèm theo giang mai giai đoạn sớm có thể có nguy cơ cao biến chứng thần kinh và một tỷ lệ cao hơn trong thất bại điều trị với các phác đồ hiện nay. Không có phương pháp nào điều trị hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa giang mai thần kinh ở bệnh nhân nhiễm HIV hơn so với phương pháp điều trị cho những bệnh nhân không nhiễm HIV.

- Để đánh giá hiệu quả điều trị cần lấy huyết thanh vào ngày đầu tiên điều trị, đặc biệt là những bệnh nhân mắc giang mai sớm, không lấy mẫu huyết thanh khi đang trong thời gian điều trị và so sánh khi kết thúc điều trị.

Phòng tránh giang mai

- Có đời sống T*nh d*c lành mạnh, không quan hệ T*nh d*c với nhiều người, chung thủy một vợ, một chồng. Vệ sinh cơ quan Sinh d*c sạch sẽ trước và sau khi quan hệ T*nh d*c tránh lây nhiễm một số bệnh truyền qua đường Sinh d*c khác.

- Sử dụng bao cao su đúng cách trong những lần quan hệ T*nh d*c. Không dùng bao cao su đã bị rách, bao cao su chỉ dùng một lần không dùng lại lần thứ hai.

- Nữ giới không nên mang thai khi đang mắc bệnh giang mai, vì sẽ gây nên một số biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai ch*t lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác. Nếu đang trong thai kỳ mà chẳng may bị giang mai nhưng điều trị không tốt thì nguy cơ truyền lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi, vì vậy có thể kham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên giữ cái thai hay không.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh giang mai có thể có những triệu chứng không điển hình ở bệnh nhân HIV dương tính, nguy cơ nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng giang mai tại mắt và thần kinh. Việc phát hiện giang mai trên những bệnh nhân HIV và điều trị sớm là việc cần thiết để làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người bệnh.

CửaSổTìnhYêu
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-giang-mai-tren-nguoi-hiv-n403943.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY