Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Bệnh Ung thư cổ tử cung

Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
TỔNG QUAN

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là ung thư bắt nguồn từ cổ tử cung, là nơi thấp nhất của tử cung mở vào *m đ*o.
Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear)

Đây là một xét nghiệm dùng để phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Các tế bào từ cổ tử cung được kiểm tra để phát hiện những biến đổi bất thường. Trước khi chuyển thành ung thư, các tế bào trải qua một loạt những thay đổi. Các kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có thể chỉ ra các tế bào đang trải qua những thay đổi ở giai đoạn rất sớm, trước khi bạn thực sự mắc ung thư. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, bạn sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh. Đây là lý do tại sao làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng.

NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ

Điều gì khiến tôi có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung?

Các yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh ung thư cổ tử cung có liên quan đến hành vi T*nh d*c. Nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c (STIs) làm cho các tế bào có khuynh hướng trải qua những thay đổi dẫn đến ung thư hơn. Bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c bao gồm viêm nhiễm do virus sinh u nhú ở người (HPV), herpes, lậu và chlamydia. HPV là một virus có thể gây ra mụn cóc Sinh d*c, nó có vẻ có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi này.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung

    Bắt đầu có quan hệ T*nh d*c từ sớm (trước 18 tuổi).
  • Có nhiều bạn tình. Ngay cả khi người phụ nữ không có nhiều bạn tình, nhưng nếu chồng/bạn tình của họ có quan hệ với nhiều phụ nữ trước khi đến với họ, thì nguy cơ bị ung thư cổ tử cung của những người này cũng cao hơn do nguy cơ nhiễm virus HPV cao hơn.
  • Bị mắc một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c (STIs) hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c.
  • Hút Thu*c.
DẤU HIỆU và TRIỆU CHỨNG

Phụ nữ với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm và tiền ung thư thường không có triệu chứng.
Các triệu chứng thường không bắt đầu cho đến khi ung thư xâm lấn và phát triển vào các mô lân cận.
Khi điều này xảy ra, các triệu chứng hay gặp nhất là:

    Chảy máu bất thường ở *m đ*o. Chẳng hạn như chảy máu sau khi quan hệ T*nh d*c, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, và có kinh nguyệt trong thời gian dài hoặc nhiều hơn bình thường. Chảy máu sau khi thụt rửa hoặc sau khi khám phụ khoa cũng có thể xảy ra.
  • Ra dịch bất thường từ *m đ*o, ví dụ như dịch có máu và có thể ra giữa hai kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
  • Đau khi giao hợp.
Những dấu hiệu và triệu chứng này cũng có thể gây ra bởi các bệnh lý khác hơn là ung thư cổ tử cung. Ví dụ, một bệnh nhiễm trùng có thể gây đau hay chảy máu. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng này hay triệu chứng đáng ngờ khác, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Nếu không phát hiện sớm bệnh ung thư sẽ tiến triển sang một giai đoạn nặng hơn và giảm cơ hội điều trị hiệu quả (chữa khỏi).
Tốt nhất là không đợi cho các triệu chứng xuất hiện, bạn nên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung một cách thường xuyên.

CHẨN ĐOÁN và XÉT NGHIỆM

Điều gì xảy ra trong xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear)?

Trong xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear), bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ đặc biệt gọi là mỏ vịt vào *m đ*o. Dụng cụ này giúp mở *m đ*o để có thể quan sát cổ tử cung và lấy mẫu xét nghiệm. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng làm sạch cổ tử cung với tăm bông, sau đó lấy mẫu tế bào với một bàn chải nhỏ, thìa nhỏ hoặc tăm bông. Mẫu mẫu tế bào này sẽ được phết lên một lam kính và gửi tới phòng thí nghiệm, nơi sử dụng kính hiển vi để phân tích.

Kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung có ý nghĩa gì?

Kết quả phết tế bào bình thường, có nghĩa là tất cả các tế bào ở cổ tử cung bình thường và khỏe mạnh. Kết quả phết tế bào bất thường, có nghĩa là có dấu hiệu của một số thay đổi trong các tế bào cổ tử cung, bao gồm:

    Viêm: Có thể gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng cổ tử cung, bao gồm bị nhiễm nấm, nhiễm trùng với virus sinh u nhú ở người (HPV), virus herpes, hoặc rất nhiều nhiễm trùng khác.
  • Tế bào bất thường: Những thay đổi tế bào này được gọi là chứng loạn sản cổ tử cung. Các tế bào không phải là tế bào ung thư, nhưng có thể là tiền thân của ung thư (có thể chuyển thành ung thư về sau).
  • Dấu hiệu của bệnh ung thư: Những thay đổi này xảy ra ở các lớp bề mặt của cổ tử cung, nhưng chưa vượt ra ngoài phạm vi của cổ tử cung.
  • Ung thư ở mức độ nặng.
Nếu kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bất thường, bác sĩ có thể thực hiện lại xét nghiệm này, hoặc tiến hành soi cổ tử cung. Soi cổ tử cung giúp đánh giá cổ tử cung tốt hơn, và cho phép bác sĩ lấy một mảnh mô nhỏ trong cổ tử cung (sinh thiết).

Bao lâu tôi nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung?

    Mỗi 3 năm một lần, bắt đầu từ 21 tuổi và tiếp tục cho đến khi 65 tuổi.
  • Nếu có quan hệ T*nh d*c khi dưới 21 tuổi, bạn nên bắt đầu làm xét nghiệm này trong vòng 3 năm kể từ khi bạn có quan hệ T*nh d*c .
  • Nếu từ 30 đến 65 tuổi và bạn không muốn làm xét nghiệm này thường xuyên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc kết hợp xét nghiệm này với xét nghiệm Human papilloma virus (HPV) mỗi 5 năm một lần.
Đây là lịch khuyến cáo mới cập nhật ở Mỹ. Ở Việt Nam, tùy bệnh viện sẽ có với 1 số khác biệt nhỏ so với lịch trên đây. Hãy hỏi bác sĩ để biết lịch khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung của nơi bạn đến khám là như thế nào

Một vài yếu tố nào đó đặt bạn vào nhóm nguy cơ cao hoặc nhóm nguy cơ thấp của bệnh ung thư cổ tử cung. Những điều này sẽ được bác sĩ xem xét khi khuyên bạn cần phải làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên như thế nào.

Nếu đã hơn 65 tuổi, hãy hỏi bác sĩ bạn nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên như thế nào. Nếu bạn đã làm xét nghiệm này thường xuyên và kết quả bình thường, bạn có thể không cần phải tiếp tục.

Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung, hãy hỏi bác sĩ bạn nên làm xét nghiệm Pap smear thường xuyên như thế nào.

Nếu bạn không có một tổn thương tiền ung thư mức độ cao hoặc ung thư cổ tử cung, hãy hỏi bác sĩ bạn nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên như thế nào.

Mức độ tin cậy của xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung?

Không có một xét nghiệm nào là chính xác 100%, nhưng kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là một xét nghiệm đáng tin cậy. Nó đã giúp giảm đáng kể số lượng phụ nữ Tu vong vì ung thư cổ tử cung.

Đôi khi xét nghiệm này có thể cần phải được làm lại bởi vì không đủ tế bào để quan sát. Các phòng thí nghiệm sẽ cho bác sĩ biết nếu điều này xảy ra.

ThinPrep, PAPNET và FocalPoint là các cách để giúp cho xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung chính xác hơn. ThinPrep là cách chuẩn bị mẫu tế bào giúp cho phát hiện các bất thường dễ dàng hơn. PAPNET và FocalPoint là hệ thống máy tính có thể trợ giúp kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tìm tế bào bất thường. Các lựa chọn này có thể không có sẵn ở tất cả các nơi, và chúng có thể làm tăng chi phí của xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.

Tôi nên làm gì trước xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung?

Xét nghiệm này không nên thực hiện khi đang hành kinh, vì vậy bạn nên có kế hoạch để làm xét nghiệm ngoài thời điểm này.

Không thụt rửa, hay sử dụng chất khử mùi, hoặc có quan hệ T*nh d*c trong 24 giờ trước khi xét nghiệm.

PHÒNG CHỐNG

Tôi có thể làm gì để tránh mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung nếu:

    Trì hoãn quan hệ T*nh d*c cho đến khi bạn 18 tuổi trở lên.
  • Hãy chắc chắn rằng cả bạn và bạn tình được xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c (STIs).
  • Hạn chế số lượng bạn tình.
  • Luôn luôn sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Hãy nhớ rằng bao cao su không phải là hiệu quả 100%.
  • Tránh hút Thu*c lá.

CÂU HỎI ĐỂ HỎI BÁC SĨ CỦA BẠN

Nếu bạn đã có sinh hoạt T*nh d*c

    Tôi cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thường xuyên như thế nào? (lịch làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung tại phòng khám/bệnh viện này là như thế nào?)
  • Tôi có nên làm xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c không? Xét nghiệm thường xuyên như thế nào?
Nếu kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trước của bạn bình thường:

    Khi nào tôi cần làm lại xét nghiệm này?
Nếu kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trước của bạn bất thường:

    Những kết quả này có ý nghĩa gì?
  • Tôi có cần làm lại xét nghiệm này để theo dõi, hoặc làm xét nghiệm soi cổ tử cung không?
  • Tôi có cần phải làm xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c không?
  • Tôi có cần điều trị gì không?
  • Tôi có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung không?
  • Quan hệ T*nh d*c có an toàn cho tôi không?
Xem thêm

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/cervical-cancer.html
http://www.cancer.org/cancer/cervicalcancer/detailedguide/cervical-cancer-diagnosis
http://www.mdguidelines.com/cancer-cervix

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-ung-thu-co-tu-cung-341.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY