Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Dụng cụ tử cung

Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)

dụng cụ tử cung là gì?

dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không). DCTC được đặt vào trong buồng tử cung để ngừa thai. Có thể đặt DCTC trong những lần đến khám. DCTC sẽ ở nguyên vị trí được đặt trong tử cung cho đến khi được lấy ra. dụng cụ tử cung còn được gọi là vòng Tr*nh th*i trong quá khứ. Gọi là “vòng” vì những năm 80-90 nước ta thường dùng loại dụng cụ tử cung có hình tròn như cái nhẫn. Thực ra, có nhiều loại khác như hình chữ S, chữ T và hiện nay loại hình chữ T thông dụng nhất. Tên gọi "Tr*nh th*i" cũng không còn được dùng vì dụng cụ tử cung còn có nhiều chức năng khác ngoài việc Tr*nh th*i.

Cơ chế hoạt động của DCTC?

Cơ chế ngừa thai của DCTC là ngăn chặn tinh trùng tiếp xúc với trứng. DCTC làm cho tinh trùng không thể gặp trứng và làm thay đổi nội mạc tử cung. Có 2 loại DCTC: một loại dụng cụ tử cung chứa đồng và một loại dụng cụ tử cung chứa nội tiết. Loại chứa đồng sẽ phóng thích đồng để ngừa thai, trong khi đó DCTC chứa nội tiết sẽ hoạt động bằng cách phóng thích nội tiết progestin.

Ưu điểm của DCTC?

DCTC có rất nhiều ưu điểm:

    Có hiệu quả ngừa thai cao (một lần đặt, hiệu quả ngừa thai cho tới khi lấy vòng ra).

Nhược điểm của DCTC?

Có thể bị co thắt và đau lưng nhẹ trong một vài giờ đầu tiên sau khi dụng cụ được đặt vào buồng tử cung. Một vài trường hợp có thể bị ra máu và đau bụng trong một hai tuần sau đặt DCTC. Kinh nguyệt có thể nhiều hơn bình thường nếu bạn sử dụng loại DCTC chứa đồng. Hiếm hơn, tử cung có thể bị tổn thương trong khi đặt DCTC.

Một loại DCTC cũ (đã lâu không còn sử dụng) có một số tác dụng phụ trầm trọng: nhiễm trùng vùng chậu và vô sinh (khó có thai sau khi tháo DCTC). Tuy nhiên, những tác dụng phụ đó rất hiếm xảy ra đối với các DCTC thế hệ mới sau này.

DCTC không thể bảo vệ bạn tránh khỏi những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c (STIs). Càng quan hệ T*nh d*c với nhiều người, nguy cơ nhiễm STIs càng cao. Chỉ sử dụng duy nhất DCTC là cách tốt nhất cho những phụ nữ chỉ quan hệ lâu dài với một bạn tình. Ngoài ra, không được sử dụng DCTC trong những trường hợp đang mang thai, đang ra máu *m đ*o bất thường hay ung thư cổ tử cung hoặc tử cung. Bạn cũng không nên sử dụng loại DCTC chứa đồng nếu bạn dị ứng với đồng.

Hiệu quả của DCTC kéo dài trong bao lâu?

Điều đó phụ thuộc vào mỗi loại DCTC. Đối với DCTC chứa đồng, hiệu quả có thể kéo dài trong 12 năm. Còn đối với loại DCTC chứa nội tiết, cần phải được thay mỗi 5 năm. Bác sỹ có thể lấy DCTC ra bất cứ thời điểm nào nếu bạn quyết định có thai hay khi không muốn sử dụng nữa.

Theo dõi DCTC như thế nào?

Sau khi đặt DCTC, có thể bơi, tập thể dục, sử dụng tampon và quan hệ T*nh d*c ngay. Vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt, có thể kiểm tra dây DCTC trong *m đ*o bằng cách đưa một ngón tay sạch vào *m đ*o. Hãy gọi cho bác sỹ của bạn nếu bạn không sờ thấy dây của DCTC hoặc cảm giác DCTC ở trong *m đ*o. Những trường hợp này cho thấy DCTC đã không ở đúng vị trí và cần phải được đặt lại. Hãy liên hệ với bác sỹ nếu có biểu hiện chậm kinh hay có dịch bất thường từ trong *m đ*o. Cần thường xuyên kiểm tra định kỳ hàng năm.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/sex-birth-control/birth-control/intrauterine-device-iud.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-cu-tu-cung-116.html)

Chủ đề liên quan:

dụng cụ dụng cụ tử cung tử cung

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chị em phụ nữ sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí tại khoa khám bệnh A, BV Phụ sản Hùng Vương từ 9:00 - 12:00 vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 hàng tuần.
  • Em tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được 2 mũi, còn 1 mũi chưa tiêm. Tuần trước em đi khám phụ khoa, BS nói em bị sùi mào gà.
  • Tôi năm nay 30 tuổi, lập gia đình đã ba năm, không dùng biện pháp ngừa thai nào nhưng vẫn chưa có con.
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY