Tiêu hóa hôm nay

Bệnh vùng hậu môn

Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Trứ, Khoa hậu môn trực tràng, Bệnh viện An Sinh cho biết, chảy máu hậu môn có nhiều nguyên nhân, ngoài trĩ thì đó còn có thể là polyp đại trực tràng, viêm ống hậu môn, nứt hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu.

1. Nứt hậu môn.

Nứt hậu môn là một vết rách nhỏ, nằm ở ống và rìa hậu môn. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra khi táo bón và rặn khi đi tiêu. Tuổi mắc bệnh nhiều là từ 30 đến 50 tuổi, bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ từ 6 đến 24 tháng. Ngoài ra, ở người cao tuổi, do máu tuần hoàn đến vùng trực tràng giảm, ở phụ nữ sinh đẻ, người bị bệnh crohn, tiêu chảy mạn tính, vân vân, cũng có thể bị viêm nứt hậu môn.

Dấu hiệu của bệnh là đau và nóng rát khi đi tiêu, sau đó dễ chịu dần dần, cho đến lần đi tiêu kế tiếp, máu đỏ tươi khi đi tiêu nhưng ít, ngứa quanh hậu môn. Có thể chảy ít dịch ở hậu môn.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Trứ, đây là một bệnh lành tính, ít gây biến chứng, nếu kịp thời điều chỉnh chế độ ăn, không để tình trạng táo bón kéo dài, thì bệnh sẽ tự lành trong 5 đến 7 ngày. Trong điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cho uống Thu*c làm mềm phân, chống táo bón hay Thu*c trị tiêu chảy, Thu*c thoa tê tại chỗ, hoặc khuyên bệnh nhân ngâm hậu môn với nước ấm, để giúp dãn cơ thắt.

Nếu vết nứt tái phát nhiều lần, sẽ dẫn đến tổn thương liên tục vùng mô, xâm nhập đến cơ vòng hậu môn trong, làm vết nứt càng rộng và khó lành. Vết nứt có thể mưng mủ, dẫn đến áp xe quanh hậu môn, áp xe hố ngồi trực tràng, áp xe liên cơ thắt, cơ nâng hậu môn, vân vân. Lúc này, cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ vòng hậu môn, để giảm co thắt, cắt bỏ mô xơ vết nứt.

Để phòng bệnh, cần bổ sung thêm chất xơ, uống đủ từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, luyện tập thể thao thường xuyên. Với những người bị táo bón kinh niên, có thể uống Thu*c làm mềm phân, hoặc Thu*c nhuận tràng. Khi đi tiêu, nên thả lỏng từ từ, tránh rặn, vì có thể làm rách vết nứt cũ.

2. Polyp đại - trực tràng.

Đại tràng là phần ruột cuối cùng của ống tiêu hóa, còn gọi là ruột già. Polyp là những u nhỏ, có hình elip, hình tròn, kích thước như hạt đậu hoặc lớn hơn, có cuống dài hoặc không cuống, bám vào thành đại tràng.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng người trên 50 tuổi, từng cắt bỏ polyp đại - trực tràng, gia đình có tiền sử bị polyp hay ung thư đại - trực tràng, người mắc ung thư buồng trứng hoặc tử cung, bướu thịt, ung thư ruột kết, vân vân, có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như hút Thu*c, uống rượu, ít vận động, người quá mập, ăn nhiều chất béo, vân vân.

Polyp thường tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện. Một số ít có cảm giác mót và chảy máu khi đi tiêu. Chính vì vậy, đa số bệnh nhân thường đến khám, khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn.

Bệnh biến thành ác tính hay không, tùy thuộc vào kích thước polyp. Nếu kích thước vài milimet, thì ít nguy cơ thành ác tính, còn kích thước từ 1 đến 2cm, nguy cơ ung thư từ 10 đến 20%, trên 2cm nguy cơ ung thư từ 30 đến 50%. Thời gian để khối u bình thường biến thành ác tính khoảng 10 năm. Có thể có một polyp hoặc nhiều polyp. Polyp càng nhiều thì khả năng trở thành ung thư càng cao. Trường hợp đa polyp di chuyển, thì khả năng trở thành ung thư 100%.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Trứ cho biết, mẫu polyp cắt bỏ sẽ được đem sinh thiết, nếu lành tính thì coi như đã điều trị xong, và bệnh nhân cần đi tái khám định kỳ, theo chỉ định bác sĩ. Trường hợp polyp có nghịch sản tế bào, nhưng chưa có tế bào ung thư, thì cần theo dõi sát hơn, và nên nội soi đại tràng định kỳ.

Khi bị ác tính, sẹo cắt polyp không còn tế bào ung thư, thì bệnh nhân cần nội soi kiểm tra định kỳ, ngược lại, còn tế bào ung thư, thì phải cắt bỏ đoạn đại tràng có polyp. Riêng bệnh đa polyp đại - trực tràng có tính chất gia đình, thì cần cắt bỏ toàn bộ phần đại tràng. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh là nội soi đại tràng, ngay cả khi không có triệu chứng.

3. Viêm loét đại - trực tràng chảy máu.

Viêm loét đại - trực tràng chảy máu là bệnh mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, nhưng có liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch. Biểu hiện nổi bật của bệnh là đau bụng, tiêu chảy phân có máu, sốt, sụt cân. Mỗi giai đoạn có biểu hiện khác nhau. Lúc đầu bệnh nhân bị đau quặn bụng, đại tiện ra máu nhầy, kéo dài liên tục từ 3 đến 5 ngày.

Tiếp đó, số lần đại tiện phân máu, xảy ra nhiều hơn từ 3 đến 5 lần mỗi ngày, thường xảy ra vào ban đêm, kèm sốt, mệt mỏi. Ở giai đoạn nặng, số lần đại tiện phân máu vào ban đêm, nhiều hơn năm lần mỗi ngày, đôi khi chỉ toàn máu nhầy và không có phân, đau rát, buốt hậu môn, bụng trướng, sốt cao, sụt cân nhanh.

Đây là bệnh dễ nhầm lẫn với lỵ, nên đa số bệnh nhân tự tìm Thu*c Đông y chữa trị. Chỉ khi không khỏi, và có biến chứng nặng, mới tìm đến bác sĩ. “Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến xuất huyết nhiều, hẹp đại tràng, phình hoặc dãn đại tràng nhiễm độc, thủng đại tràng, ung thư. Tuy hiện, nay chưa có Thu*c điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, nhưng điều trị kịp thời sẽ giúp đẩy lùi bệnh, không gây ra những biến chứng trầm trọng”, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Trứ cho biết.

4. Bệnh lây truyền qua đường Sinh d*c.

Tổn thương vùng hậu môn trực tràng, còn có thể do những bệnh lây truyền qua đường Sinh d*c. Đó là thương tổn do vi khuẩn: giang mai, bệnh lậu, bệnh hột xoài, vân vân. Thương tổn khác do siêu vi gồm: sùi mào gà (Condylom), viêm trực tràng Herpes, vân vân.

Nguyên nhân do giao hợp, qua ngả hậu môn hoặc do sự tiếp xúc giữa miệng và hậu môn. Yếu tố gây bệnh, thâm nhập trực tiếp vào niêm mạc trực tràng, gây những tổn thương tại chỗ, rồi lan rộng ra vùng hậu môn trực tràng, hoặc có thể lan khắp cơ thể.

- Bệnh lậu: triệu chứng thường kín đáo, bệnh nhân chỉ thấy khó chịu ở hậu môn, mót rặn, chảy dịch hậu môn hay chảy máu trực tràng. Triệu chứng rõ rệt hơn là chảy mủ, hoặc mủ bám bề mặt phân. Xung quanh hậu môn có vết nứt nhỏ, tình trạng viêm nhiễm lan tỏa, như dạng viêm đỏ hậu môn trong bệnh trĩ, nên bệnh này dễ bị chẩn đoán nhầm với trĩ nội.

- Hột xoài: có những trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng gì, một số có thể rất nhẹ, với các triệu chứng giống như viêm trực tràng. Nặng hơn thì bị áp xe và rò hậu môn, phá hủy các cơ vùng hậu môn.

- Viêm trực tràng herpes: triệu chứng rất rầm rộ, như đau rát khi đại tiện, mót rặn, chảy máu, sốt cao, xuất hiện những nốt phồng hoặc loét nông hình tròn, có xuất huyết lan tỏa ở phần thấp của trực tràng, vân vân.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trần Anh Trứ, để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường Sinh d*c trên, cần thực hiện hành vi quan hệ T*nh d*c có trách nhiệm, người nghi ngờ mắc bệnh, nên cùng bạn tình, đến ngay những tuyến y tế cơ sở để thăm khám.


Thanh Hoa, Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-vung-hau-mon-1667.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư đại tràng hay ung thư ruột già, hoặc ung thư ruột kết, (colon cancer), là căn bệnh có tỉ lệ Tu vong thứ hai, trong nhóm bệnh ung thư nói chung, ở cả đàn ông lẫn phụ nữ.
  • Ung thư đại tràng điển hình biểu hiện bằng đi ngoài ra máu, đại tiện lỏng phân lẫn máu như máu cá nhưng cũng có khi đại tiện nhiều máu, đau bụng.
  • Đi ngoài ra máu, phân lỏng lẫn máu như máu cá, đau bụng, gầy sút, chán ăn, buồn nôn… là dấu hiệu điển hình cho biết có thể bạn đã mắc ung thư đại trực tràng.
  • Em bị viêm đại tràng 5 năm nay, có 1 polyp và đã cắt bỏ 2 lần. Em điều trị bệnh đã nhiều nơi nhưng bệnh không khỏi...
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Thưa quý báo, Xin cho em hỏi, em bị rò hậu môn, bây giờ muốn mổ, thì đâu là bệnh viện có chuyên khoa tốt? Mong nhận được sự hướng dẫn của quý báo. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Nhân - Bình Thuận)
  • Em bị rò hậu môn, nhờ Mangyte chỉ cho em nên đi BV nào ở TPHCM để mổ. Em cảm ơn Mangyte! (Th.V. - TPHCM)
  • Trong y học cổ truyền, sùi mào gà thuộc phạm vi các chứng “táo vưu”, “tao hậu”, “táo hậu”… với nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh không tại chỗ không sạch sẽ, thấp nhiệt hạ chú bì phu, niêm mạc lâu ngày mà phát thành bệnh. Về mặt trị liệu, nguyên tắc chung là phải thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết bằng các phương pháp cụ thể như sau:
  • Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến. Tiên lượng và khả năng chữa bệnh nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm tốt hơn nhiều so với ở giai đoạn muộn. Mục đích tầm soát là để phát hiện ung thư đại trực tràng khi nó đang ở giai đoạn sớm và trước khi khởi phát các triệu chứng. Tuy nhiên, một số người trẻ tuổi nhưng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng cũng được tham gia chương trình tầm soát này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY