Xét nghiệm và chẩn đoán hôm nay

Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật y học chẩn đoán thuộc khối cận lâm sàng. Khoa xét nghiệm có nhiệm vụ vận hành và sử dụng các trang thiết bị xét nghiệm, ứng dụng kiến thức khoa học y tế phối hợp với các kỹ thuật y tế dự phòng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị của khối lâm sàng. Có 2 chuyên khoa xét nghiệm y học là: Khoa Xét nghiệm hoá sinh và Xét nghiệm vi sinh.

Tầm soát ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến. Tiên lượng và khả năng chữa bệnh nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm tốt hơn nhiều so với ở giai đoạn muộn. Mục đích tầm soát là để phát hiện ung thư đại trực tràng khi nó đang ở giai đoạn sớm và trước khi khởi phát các triệu chứng. Tuy nhiên, một số người trẻ tuổi nhưng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng cũng được tham gia chương trình tầm soát này.

Ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư ở đại tràng hoặc trực tràng.

Ung thư lúc mới bắt đầu xuất hiện thường không có triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng. Sau đó, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ban đầu thường gặp bao gồm: chảy máu trực tràng, thay đổi thói quen đi tiêu (ví dụ, táo bón xen kẽ với tiêu chảy từng đợt) và thiếu máu có thể gây mệt mỏi.

Xem bài Ung thư đại trực tràng .

tầm soát ung thư đại trực tràng là gì?

Tầm soát (hay còn gọi là sàng lọc) có nghĩa là tìm kiếm các dấu hiệu sớm của một bệnh đặc biệt nào đó ở những người khỏe mạnh không có triệu chứng và điều trị có khả năng chữa khỏi bệnh.

tầm soát ung thư đại trực tràng nhằm mục đích phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm khi cơ hội chữa khỏi bệnh là rất cao. Có hai phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng:

    Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (the faecal occult blood - FOB).
Phương pháp đầu tiên được sử dụng thường xuyên ở Anh với những người trong độ tuổi thích hợp. Phương pháp thứ hai dần dần có thể trở thành thường quy trong một tương lai gần. Mỗi phương pháp vẫn đang được thảo luận một cách chi tiết hơn.

Tầm soát với xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOB)

Phương pháp tầm soát tìm máu ẩn trong phân bao gồm những gì?

Một lượng nhỏ (không đáng kể) máu trong phân thường gặp ở những người bị ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân bao gồm xét nghiệm ba mẫu phân để tìm dấu vết của máu. Nếu bạn đang ở trong độ tuổi được tầm soát, bạn sẽ tự động nhận được giấy mời và một bộ xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân giao tận nhà. Sau lần xét nghiệm tầm soát đầu tiên, bạn sẽ liên tục được nhận giấy mời và bộ xét nghiệm mỗi hai năm cho đến tuổi cao nhất.

Bộ xét nghiệm là một dụng cụ rất đơn giản giúp bạn có thể tự lấy mẫu phân của bạn tại nhà riêng. Mặc dù nghe có vẻ lúng túng và khó chịu, nhưng điều đáng ngạc nhiên là việc thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng. Trong bộ xét nghiệm luôn luôn có các hướng dẫn cụ thể đi kèm. Bạn lấy được một mẫu phân bằng cách sử dụng một cái muỗng nhỏ để cạo lấy một số phân từ giấy vệ sinh mà bạn vừa sử dụng sau khi đi tiêu (đại tiện). Tiếp theo bạn cho mẫu vừa lấy vào một thẻ đặc biệt. Sau đó bạn để thẻ trong một cái túi sạch, cho vào phong bì và gửi đến phòng xét nghiệm. Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm qua đường bưu điện trong vòng hai tuần.

Phương pháp xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân có thể khẳng định có máu trong phân hay không. Tuy nhiên, nó không thể xác định vị trí và nguyên nhân chảy máu. Ung thư đại trực tràng chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra có máu trong phân.

Những ai được mời để làm xét nghiệm tầm soát tìm máu ẩn trong phân?

Hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng gặp ở người lớn tuổi. Vì vậy, quy định về tuổi của những người được mời tham gia chương trình tầm soát bệnh ung thư đại trực tràng như sau:

    Ở Anh, người trong độ tuổi 60-69 được mời tham gia chương trình tầm soát mỗi hai năm. Nếu bạn trên 70 tuổi và đã được tầm soát, bạn có thể gọi điện thoại để yêu cầu các bộ xét nghiệm. Từ năm 2014, chương trình tầm soát sẽ mở rộng đến 74 tuổi.
Bộ xét nghiệm đầu tiên sẽ tự động đến bằng đường bưu điện trong vòng một vài tuần sau khi bạn đến tuổi bắt đầu chương trình tầm soát. Bạn có thể gọi đường dây trợ giúp nếu nó không được gửi đến. Nếu bạn lớn tuổi hơn so với lứa tuổi quy định để được xét nghiệm thường quy, bạn vẫn có thể yêu cầu một bộ xét nghiệm cho mình.

Các kết quả có thể có của xét nghiệm tầm soát tìm máu ẩn trong phân là gì?

Các kết quả có thể là:

    Âm tính . Điều đó chứng tỏ không có máu trong phân. Khoảng 98 % người tham gia tầm soát có kết quả âm tính. Bạn sẽ tiếp tục được mời tham gia chương trình tầm soát mỗi hai năm cho đến khi bạn vượt qua lứa tuổi tầm soát quy định.
  • Không xác định . Khoảng 2 % người có kết quả này. Xét nghiệm sẽ cần được làm lại.
  • Dương tính . Có nghĩa là tìm thấy máu trong phân. Khoảng 2% người có kết quả này. Sau đó bạn sẽ được giới thiệu để làm thêm nội soi đại tràng. Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng một ống nội soi quang học, dài, nhỏ, đưa vào trực tràng đến đại tràng và quan sát bên trong lòng đại trực tràng.
Nếu xét nghiệm trên dương tính, ngoài nguyên nhân ung thư đại trực tràng, còn có nhiều nguyên nhân khác, ví dụ, bệnh trĩ cũng có thể dẫn đến kết quả xét nghiệm dương tính.

tầm soát ung thư đại trực tràng có thể phát hiện polyp (tăng sinh của niêm mạc) bên trong lòng đại tràng. Polyp không phải là ung thư, nhưng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian. Có thể cắt bỏ các polyp một cách dễ dàng, để làm giảm nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng.

Kết quả nội soi đại tràng sau khi tầm soát tìm máu ẩn trong phân, khoảng 5 trong 10 người sẽ có kết quả bình thường, khoảng 4 trong 10 người sẽ tìm thấy polyp, mà nếu được cắt bỏ có thể ngăn ngừa ung thư phát triển, và khoảng 1 trong 10 người sẽ được phát hiện bị ung thư.

Lưu ý: Kết quả xét nghiệm bình thường không hoàn toàn loại trừ ung thư đại trực tràng. Do đó, điều quan trọng là chúng ta nhận thức được các triệu chứng của ung thư đại trực tràng và đi khám bác sĩ kịp thời.

Xét nghiệm tầm soát tìm máu ẩn trong phân có thật sự hiệu quả hay không?

Xét nghiệm tầm soát này chỉ mới được giới thiệu gần đây, vì thế còn quá sớm để biết chính xác hiệu quả của nó đạt được như thế nào. Tuy nhiên, số liệu thống kê ban đầu cho thấy nó đang cứu sống rất nhiều sinh mạng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đến năm 2025 sẽ có khoảng 2.500 người ở Anh được cứu sống mỗi năm dựa vào phương pháp tầm soát tìm máu ẩn trong phân.

Ngoài ra, số liệu công bố trong năm 2009 từ mạng lưới quốc gia nghiên cứu ung thư cho thấy những người mắc bệnh ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (giai đoạn A) có hơn 90% cơ hội sống sót. Thời gian trước khi có tầm soát, chỉ có khoảng 1 trong 7 người bị ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn A, vì bệnh thường không gây ra các triệu chứng ở giai đoạn này. Hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hơn và gây ra triệu chứng, khi đó, bệnh ít có khả năng được chữa khỏi. Với việc giới thiệu chương trình tầm soát, đã có nhiều hơn những ca ung thư được chẩn đoán ở giai đoạn sớm với khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao.

Vì vậy, những con số này cho thấy vấn đề quan trọng là chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt để có cơ hội tốt nhất cho việc chữa khỏi bệnh. Đây chính xác là những gì mà chương trình tầm soát ung thư đại trực tràng đem lại, để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm và cung cấp cho các cơ hội tốt nhất cho việc chữa bệnh.

Tầm soát với nội soi đại tràng sigma (sigmoidoscopy)

Nội soi đại tràng sigma là gì?

Đại tràng sigma là phần cuối cùng của khung đại tràng được nối vào trực tràng.

Ống nội soi đại tràng sigma là một ống nhỏ mềm, kích thước cỡ một cây bút, với một nguồn ánh sáng kèm theo. Bác sĩ sẽ đưa ống soi vào hậu môn và đẩy nó từ từ qua trực tràng đến đại tràng sigma và phần dưới của đại tràng xuống. Điều này cho phép các bác sĩ quan sát niêm mạc trực tràng, đại tràng sigma và phần dưới của đại tràng xuống. Thủ thuật này tương tự như nội soi khung đại tràng, thường không gây đau nhưng nó có thể gây khó chịu một chút. Tuy nhiên, nội soi khung đại tràng là một thủ thuật phức tạp hơn sử dụng một ống mềm và dài để kiểm tra toàn bộ khung đại tràng và thường đòi hỏi sử dụng Thu*c an thần. Không giống như nội soi khung đại tràng, nội soi đại tràng sigma có thể được thực hiện dễ dàng mà không cần Thu*c an thần.

Tầm soát với nội soi đại tràng sigma là gì?

Nội soi đại tràng sigma đã được đề nghị như một thủ thuật thực hiện thường quy cho tất cả những người lớn tuổi. Điều này là do hầu hết các polyp đại tràng và ung thư đại trực tràng đều phát triển trong trực tràng, đại tràng sigma hoặc phần dưới của đại trạng xuống. Polyp đại tràng thường là những u nhỏ lành tính (không phải ung thư) trên lớp niêm mạc bên trong của đại tràng hoặc trực tràng. Chúng thường gặp ở người lớn tuổi. Chúng thường không gây bất cứ triệu chứng hoặc vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra polyp nên cắt bỏ chúng. Bởi vì có một nguy cơ nhỏ cho một polyp đại trực tràng phát triển thành ung thư sau nhiều năm.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu lớn ở Anh đã được công bố trong năm 2010 cho thấy rằng ở những người có nội soi đại tràng sigma thường xuyên, trong độ tuổi từ 55 đến 64, có khả năng giảm nguy cơ phát triển thành ung thư đại trực tràng khoảng một phần ba. Bởi vì bất kỳ khối polyp nào được tìm thấy trong khi lúc nội soi đều đã được cắt bỏ. Ngoài ra, thủ thuật này có thể phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm khi chưa gây ra triệu chứng.

Trong tháng 10 năm 2010, chính phủ Anh đã thông báo rằng 60 triệu bảng Anh (£) được dành để tài trợ cho chương trình tầm soát ung thư đại trực tràng bằng phương pháp nội đại tràng sigma cho người dân trên 55 tuổi. Vì vậy, có vẻ như tầm soát này sẽ dần dần trở nên rất có giá trị. Người ta cho rằng, sự kết hợp giữa xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và thủ thuật nội soi đại tràng sigma một lần vào khoảng tuổi 55-60 có thể làm tăng đáng kể số lượng người được cứu sống từ bệnh ung thư đại trực tràng.

Xét nghiệm tầm soát cho những người trẻ tuổi có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao

Một số người có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường. Điều này có thể do họ có một số bệnh làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cũng có tính chất gia đình. Vì vậy, một số người có nguy cơ cao được làm xét nghiệm tầm soát thường xuyên ngay từ khi còn trẻ. Những người trẻ cần được tầm soát bao gồm:

    Những người có bệnh di truyền nhất định, trong đó bao gồm đa polyp tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis - FAP), ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (hereditary non-polyposis colorectal cancer - HNPCC) và một số hội chứng khác như hội chứng Peutz - Jeghers và hội chứng đa polyp vị thành niên (juvenile polyposis syndrome). Những bệnh này thường rất hiếm.
Tuổi bắt đầu tầm soát, loại xét nghiệm và số lần thực hiện tùy thuộc vào mức độ tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Các bệnh khác nhau và các yếu tố gia đình đã được đề cập ở trên có mức độ nguy cơ khác nhau. Các xét nghiệm có thể bao gồm nội soi đại tràng thường quy hoặc một vài khảo sát chụp hình đặc biệt. Nếu bạn có bệnh hoặc tiền sử gia đình gây tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, bác sĩ của bạn sẽ đề nghị về loại xét nghiệm và số lần lặp lại của chúng.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/screening-for-colorectal-bowel-cancer

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tam-soat-ung-thu-dai-truc-trang-479.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY