Răng hàm mặt hôm nay

Khoa Răng - Hàm - Mặt là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,...), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,...). Khoa Răng - Hàm - Mặt có thể được phân loại thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Hôi miệng: những điều cần biết

Hôi miệng có nghĩa là hơi thở bạn có mùi khó chịu làm người khác chú ý khi bạn nói hay thở ra

Trong hầu hết các ca hôi miệng dai dẳng, mùi hôi là do vi khuẩn tích tụ trong miệng – trong bựa thức ăn, trong mảng bám, trên bề mặt lưng lưỡi hay ở các bệnh về nướu. Vệ sinh răng miệng tốt thường sẽ giải quyết được vấn đề. Đó là các động tác chải răng thường xuyên, làm sạch vùng kẽ răng, chải lưỡi và súc miệng. Các nguyên nhân khác của chứng hôi miệng dai dẳng thì ít gặp.

hôi miệng là gì?

hôi miệng có nghĩa là hơi thở bạn có mùi khó chịu làm người khác chú ý khi bạn nói hay thở ra. Số lượng chính xác bao nhiêu người bị hôi miệng thì không biết, nhưng đây là hiện tượng thường gặp.

Làm cách nào xác định bản thân bị hôi miệng?

Vấn đề chính của tình trạng hôi miệng là thường người bị hôi miệng lại là người không chú ý đến tình trạng này của mình (Bạn hay quen với hơi thở của bản thân và không chú ý đến mùi hôi của hơi thở). Thông thường, chỉ có một cách để biết đó là do người khác nói với bạn. Tuy vậy, hầu hết mọi người lại quá lịch sự để đưa ra nhận xét về sự hôi miệng của một người khác. Bạn có thể phải dựa vào người nhà hay bạn thân để nhờ họ trung thực nói với bạn nếu bạn bị hôi miệng.

Bạn cũng có thể nhờ nha sỹ tại các lần kiểm tra răng miệng định kỳ. Nha sỹ có thể cho bạn biết nếu bạn bị hôi miệng. Bệnh lý nướu là nguyên nhân phổ biến của chứng hôi miệng và nha sỹ có thể khuyên bạn điều trị nếu bạn có bệnh về nướu.

Một số thử nghiệm đơn giản mà bạn có thể áp dụng để tự kiểm tra xem mình có hôi miệng không. Liếm mặt trong cổ tay. Chờ vài giây cho nước bọt khô. Sau đó ngửi phần đã liếm. Nếu bạn thấy mùi khó chịu, có thể bạn đã bị hôi miệng.

Nguyên nhân và các phân loại của chứng hôi miệng?

Nguyên nhân trong miệng

Hầu hết các ca hôi miệng là do vi khuẩn hoặc bựa thức ăn tích tụ trong miệng.

Hơi thở hôi buổi sáng

Đa số mọi người có hơi thở hôi với mức độ khác nhau khi thức dây sau giấc ngủ đêm. Điều này là bình thường và xảy ra là do miệng bị khô và tù đọng suốt đêm. Rất dễ nhận ra tình trạng này khi lưu lượng nước bọt tăng nhanh ngay sau khi bắt đầu ăn sáng.

Khô miệng

hôi miệng liên quan với chứng khô miệng có nguyên nhân từ sự suy giảm cơ chế chải rửa bắt nguồn từ sự giảm lưu lượng nước bọt. Có rất nhiều nguyên nhân gây khô miệng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do giấc ngủ đêm (đã đề cập ở trên). Các nguyên nhân gây khô miệng khác gồm có: sự mất nước, là tác dụng phụ của một số Thu*c như Thu*c chống suy nhược tricyclic, hay là triệu chứng của một số bệnh như: hội chứng Sjögren; và biến chứng xạ trị vùng đầu mặt cổ.

Đồ ăn, thức uống và Thu*c

Hóa chất trong thức ăn có thể đi vào dòng máu, và sau đó đưa vào phổi. Đa số mọi người quen với mùi tỏi, mùi đồ ăn cay và mùi thức uống chứa cồn trong hơi thở của người vừa mới dùng loại thực phẩm này.

Nhiều loại thực phẩm và Thu*c khác có thể làm hơi thở có mùi. Loại hôi miệng này là tạm thời và dễ chữa bằng cách không ăn các thức ăn đó nữa (Tuy nhiên, có người ăn đồ cay mỗi ngày; kết quả, họ sẽ liên tục có một mùi hơi thở đặc trưng của mình).

Nếu Thu*c gây ra tình trạng này, bạn nên trao đổi với bác sỹ để có phương án thay thế. Các Thu*c liên quan hôi miệng bao gồm: betel, chloral hydrate, nitrites và nitrates, dimethyl sulfoxide, disulfiram, một số Thu*c hóa trị, phenothiazines và amfetamines.

Hút Thu*c

Người không hút Thu*c có thể nói với người hút Thu*c rằng hơi thở của họ “mùi như gạt tàn Thu*c”. Ngưng hút Thu*c là cách điều trị duy nhất cho loại hôi miệng này. Hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ bệnh nướu tiến triển – một nguyên nhân khác gây hôi miệng.

Ăn kiêng hay tuyệt thực

Có thể làm hơi thở có mùi ngọt bệnh lý. Điều này là do hóa chất có tên là ketones tạo ra từ quá trình phân hủy chất béo. Một số chất ketones được thở ra trong mỗi hơi thở.

Bệnh lý y khoa

Các nguyên nhân y khoa khác thì ít gặp. Vài người bị bệnh mũi có thể bị hôi miệng. Ví dụ, một polyp trong mũi, viêm xoang hay các vật lạ kẹt trong lỗ mũi (thường gặp ở trẻ nhỏ) có thể gây hôi miệng. Trong trường hợp này, mùi hôi thường chỉ xuất hiện hay trở nên nghiêm trọng hơn khi thở bằng mũi. Mùi hôi không đáng kể khi thở bằng miệng. Sự viêm nhiễm hay u bướu ở phổi, họng, miệng hay amygdale đôi khi cũng là nguyên nhân hôi miệng. Các nguyên nhân khác hiếm gặp.

Tuy nhiên, trong những bệnh lý y khoa này, luôn có các triệu chứng khác biểu hiện tình trạng bệnh lý đó. Chẳng hạn nghẹt mũi, đau xoang, triệu chứng vùng ngực, sốt…Nếu bạn thấy khỏe và không có triệu chứng gì khác ngoài tình trạng hôi miệng thì hơi thở hôi này phần nhiều do vi khuẩn tích tụ trong miệng và ít khi do các tình trạng bệnh lý y khoa khác.

Hội chứng mùi cá (trimethylaminuria): đây là một bệnh lý y khoa hiếm gặp nhưng rất đáng để lưu ý. Bệnh này làm cơ thể và hơi thở có mùi đặc biệt như mùi cá. Hiện tượng này do cơ thể mất khả năng phân hủy một cách phù hợp trimethylaminuria, là chất có trong một số thức ăn. Sau đó có sự tích tụ trimethylaminuria rồi giải phóng ra ngoài bằng mồ hôi, nước tiểu và hơi thở. Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể chẩn đoán xác định bệnh này nếu nghi ngờ.

Hơi thở hôi nguyên nhân từ miệng

Ở đa số những người hôi miệng, hơi thở hôi được cho là từ vi khuẩn và bựa thức ăn trong miệng. Khi vi khuẩn phân hủy proteins và các bựa thức ăn trong miệng, chúng sinh ra khí có mùi hôi. Một hay vài điều sau đây có thể góp phần tích tụ vi khuẩn, bựa thức ăn và gây hôi miệng:

    Nhồi nhét thức ăn: Việc chải răng thông thường không lấy hết các mảnh thức ăn nhét giữa các răng. Thức ăn rồi sẽ bi vi khuẩn phân hủy và bề mặt trở nên gồ ghề. Chải răng thông thường không thể làm sạch vùng kẽ răng và ngăn chặn tình trạng này.
  • Mảng bám, vôi răng và bệnh nha chu: mảng bám răng là chất mềm hơi trắng tạo thành trên bề mặt răng. Chúng hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn và nước bọt. Vôi răng, đôi khi được gọi là cao răng, là mảng bám bị vôi hóa trở nên cứng. Chúng dính chắc vào răng. Bệnh nha chu nghĩa là sự nhiễm hay sự viêm mô quang răng. Nếu nướu bạn trông có vẻ viêm, hoặc thường chảy máu khi chải răng, có thể bạn đã bị bệnh nha chu. Mức độ trầm trọng có thể từ nhẹ đến nặng.
  • Bựa lưỡi: ở vài người, có bựa ở phần sau lưng lưỡi. Không rõ cơ chế hiện tượng này. Có thể do chất nhầy chảy từ mũi sau. Bựa lưỡi có thể có vi khuẩn. Điều này lý giải tại sao những người vệ sinh răng miệng tốt vẫn bị hôi miệng.

Điều trị và phòng ngừa hôi miệng

Điều trị chính của tình trạng hơi thở hôi có nguyên nhân từ miệng là thực hiện vệ sinh răng miệng tốt. Mục tiêu là thực hiện thành thạo thói quen chăm sóc răng miệng tốt – cụ thể là chải răng và làm sạch vùng kẽ răng.

Chải răng

Chải răng ít nhất 2 lần 1 ngày. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có fluor. Đầu bàn chải nên nhỏ để có thể đi đến mọi vị trí của miệng. Chải răng ít nhất trong 2 phút, chải tất cả các mặt (trong, ngoài và mặt nhai của mỗi răng). Chú ý khi chải răng ở vị trí gần nướu. Thay bàn chải mới mỗi 3-4 tháng. Các nghiên cứu cho thấy chải răng có lực với động tác vừa xoay vừa rung (khi bàn chải thay đổi hướng lực xoay nhanh) sẽ lấy đi mảng bám và bựa thức ăn hơn cách chải răng thông thường.

Nhiều loại thức ăn chứa acid. Ví dụ, nước uống có gas (kể cả nước tinh khiết có gas) và nước trái cây. Sau khi răng tiếp xúc với acid, men răng trở nên hơi xốp. Nhưng tác động của canxi và các muối khoáng khác trong nước bọt giúp trung hòa và đảo ngược quá trình men răng mềm đi này. Do đó, không chải răng ngay sau bữa ăn tức là khi men răng đang trong tình trạng mềm xốp nhất; nên chờ ít nhất 1 tiếng sau khi ăn hoặc uống các loại thức ăn này để tránh sự mòn răng.

Làm sạch kẽ răng

Làm sạch kẽ răng sau khi chải răng ít nhất 1 lần mỗi ngày nhưng lý tưởng nhất là 2 - 3 lần 1 ngày. Để lấy đi mảng bám giữa các răng, thường dùng chỉ nha khoa. Tuy vậy, bàn chải kẽ có thể hữu hiệu hơn chỉ nha khoa. Mục tiêu là làm sạch mặt bên răng nơi bàn chải thông thường không tới được, và giải phóng bựa thức ăn khỏi vùng kẽ răng (khoang kẽ răng). Một số người không làm sạch kẽ răng đã bất ngờ khi lượng bựa và mảnh vụn thức ăn có thể lấy ra bằng phương pháp này lại nhiều đến vậy.

Nếu bạn không rõ cách nào làm sạch kẽ răng, hãy hỏi nha sỹ. Nói ngắn gọn: chỉ nha khoa thông thường gần giống như sợi chỉ bông. Cắt 1 đoạn khoảng 40cm. Cuộn 2 đầu chỉ vào 2 ngón tay giữa. Rồi giữ chỉ với ngón cái và ngón trỏ để 1 đoạn 3-4cm kéo giữa các răng. Nhẹ nhàng đưa chỉ ôm vòng qua mặt bên của các răng theo hướng từ nướu lên. Mỗi lần làm sạch dùng đoạn chỉ mới.

Một số người thích dùng băng kẽ răng hơn dùng chỉ nha khoa. Tương tự, có người thích dùng cây giữ chỉ bằng nhựa có đoạn chỉ nhỏ giữa 2 đầu hơn vì loại này dễ cầm và dễ thao tác. Tuy nhiên, loại này đắt tiền. Vài người lại thích dùng các que hay bàn chải kẽ nhỏ để làm sạch kẽ răng.

Nướu có thể chảy máu một ít khi bắt đầu chải răng nhưng sau vài ngày sẽ ổn định lại.Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, hãy đến gặp nha sỹ, vì chảy máu nướu thường xuyên là dấu chứng bệnh nha chu.

Thức ăn thức uống

Đường và thức ăn có đường trong miệng là nguồn dinh dưỡng chính cho vi khuẩn phát triển sinh ra acid gây sâu răng. Thức ăn thức uống có acid cũng là tác nhân chính gây mòn răng. Vì vậy, có vài mẹo như sau:

    Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có đường. Cụ thể như không ăn vặt thức ăn có đường.
Các mẹo thông dụng khác

Những điều rất quan trọng giúp răng và nướu khỏe là:

    Nếu hút Thu*c, hãy cố gắng bỏ. Hút Thu*c làm tăng nguy cơ bệnh nha chu tiến triển.
Vài điều khác bạn có thể làm nếu bạn bị hôi miệng

Các phương pháp trên thường có tác dụng chăm sóc răng và ngăn chặn hôi miệng. Tuy nhiên, nếu hơi thở bạn vẫn có mùi với nguyên nhân từ trong miệng thì các phương pháp bổ sung sau đây thường có thể giải quyết được vấn đề

Nước súc miệng

Cân nhắc sử dụng nước súc miệng mỗi ngày. Hóa chất trong nước súc miệng có mục tiêu tiêu diệt vi khuẩn và/hoặc trung hòa bất kỳ hóa chất nào gây hôi miệng. Khó mà nói rằng loại nước súc miệng nào là hiệu quả nhất. Vài nghiên cứu lâm sàng cho thấy nhiều thành phần khác nhau trong nước súc miệng có tác dụng giảm sự hôi miệng. Những chất này gồm: chlorhexidine, cetylpyridinium chloride, chlorine dioxide, zinc chloride và triclosan. Nhiều loại nước súc miệng được bày bán chứa một hay nhiều hơn các thành phần này, cũng như các chất phụ gia khác.

Lưu ý: vài người bất đắc dĩ mới sử dụng nước súc miệng chứa chlohexidine trong thời gian dài. Bởi vì nó có mùi khó chịu, có thể tăng cảm giác bỏng rát trong miệng nếu dùng quá thường xuyên, và gây hình thành vết dính trên răng (không hoàn nguyên). Tương tự, một vài nước súc miệng có chứa cồn trong thành phần hóa chất. Có vài mối lo ngại rằng sử dụng nước súc miệng có cồn lâu dài có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng. Như vậy, trẻ em không nên dùng vì chúng có thể nuốt nước súc miệng.

Chải lưỡi

Cân nhắc chải lưỡi mỗi ngày. Một số chải lưỡi với bàn chải mềm nhúng trong nước súc miệng (không dùng kem đánh răng). Một cách tốt hơn và dễ dàng hơn là mua dụng cụ cạo lưỡi bằng nhựa đặc biệt tại nhà Thu*c. Cần đặt bàn chải lưỡi càng ra phía sau càng tốt và nhẹ nhàng cạo về phía trước để làm sạch mảng bám trên lưỡi. Một tổng quan năm 2006 kết luận rằng “cạo hay chải lưỡi có hiệu quả hơn chải răng một chút trong việc đóng vai trò là một phương tiện kiểm soát chứng hôi miệng ở người trưởng thành”

Kẹo cao su

Một số người nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn. Chưa rõ cơ chế kẹo sao su làm giảm hôi miệng nhưng nhai kẹo cao su làm tăng lưu lượng nước bọt. Nước bọt giúp rửa trôi các bựa thức ăn trong miệng.

Nếu bạn có hàm giả và bị hôi miệng

Có thể bạn đã không làm sạch hàm giả đúng cách. Hãy hỏi nha sỹ để được tư vấn cách vệ sinh hàm giả thích hợp.

Lúc nào cần thêm sự giúp đỡ

Nếu hơi thở hôi không biến mất

Nếu bạn đã làm tất cả trong khả năng nhưng vẫn bị hôi miệng, hãy đi khám bác sỹ hay nha sỹ. Có thể phải thực hiện các xét nghiệm nếu bạn thuộc dạng hôi miệng hiếm gặp.

Chứng sợ hơi thở hôi

Một số người nghĩ rằng họ bị hôi miệng trong khi họ không có, và chẳng ai ngửi được mùi hôi. Điều này có thể gây ra các hành vi lạ thường để che giấu cái mà họ nghĩ là hơi thở hôi. Chẳng hạn như họ lấy tay che miệng khi nói, né tránh hay giữ khoảng cách với người khác, hoặc tránh những giao tiếp xã hội. Những người mắc chứng sợ hôi miệng thường trở nên nghiện chải răng, chải lưỡi và thường xuyên dùng kẹo cao su, bạc hà, nước súc miệng và Thu*c xịt thơm miệng với hy vọng giảm bớt sự khổ sở của mình. Những trường hợp này có thể cải thiện với sự giúp đỡ của chuyên viên tâm lý.

Tài liệu tham khảo:
http://www.patient.co.uk/health/bad-breath-halitosis

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoi-mieng-nhung-dieu-can-biet-39.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY