Răng hàm mặt hôm nay

Khoa Răng - Hàm - Mặt là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,...), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,...). Khoa Răng - Hàm - Mặt có thể được phân loại thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Mang lại nụ cười bằng hàm răng giả

Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở nơi công cộng. Hàm răng giả có thể giúp phục hồi các chức năng đó, ví dụ như ăn nhai, phát âm, và giúp mang lại cho bạn nụ cười đầy tự tin.

Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở nơi công cộng. răng giả">hàm răng giả có thể giúp phục hồi các chức năng đó, ví dụ như ăn nhai, phát âm, và giúp mang lại cho bạn nụ cười đầy tự tin.

Các loại hàm giả

Hàm giả tháo lắp bán phần và toàn phần được chỉ định dựa trên số răng cần thay thế. Hàm tháo lắp bán phần cơ bản bao gồm một khung kim loại bên dưới nền nhựa có màu sắc giống mô nướu. răng giả được gắn trên nền hàm và phục hình thường bám vào răng nhờ các tay móc kim loại.

Hình 1. Hàm giả tháo lắp bán phần hàm dưới

Giống như hàm tháo lắp bán phần, hàm tháo lắp toàn hàm có một nền nhựa nâng đỡ các răng giả. Hàm giả toàn phần bao gồm một bộ đầy đủ răng hàm trên hoặc hàm dưới (hoặc cả 2 hàm ở những người không còn răng). Chúng được giữ trong miệng bằng các implant (đã đặt trực tiếp vào xương hàm trước đó) hoặc bằng một lực dính giữa nền hàm và mô mềm nhờ vào nước bọt.

Hình 2. Hàm giả tháo lắp toàn phần

Nha sĩ làm toàn hàm cho bạn khi tất cả răng thật đã bị mất hoặc nhổ và mô nướu đã lành thương hoàn toàn. Trong một vài trường hợp, bạn có thể làm hàm giả ngay sau khi nhổ răng mà không đợi giai đoạn lành thương. Vì hàm lắp liền được làm trước khi nhổ các răng còn lại nên nha sĩ cần điều chỉnh sự khít sát khi mô vùng miệng đã lành thương.

Sử dụng hàm giả

Cần có thời gian để học cách lắp (gắn) và tháo hàm giả bán phần một cách dễ dàng. Không được dùng lực mạnh để lắp (gắn) hàm vào đúng vị trí vì điều này có thể làm hỏng (hư) hàm. Nếu có bất cứ vấn đề gì, nên đến gặp nha sĩ. Có thể hàm giả cần phải được điều chỉnh lại.

Tương tự, có thể bệnh nhân cần vài tuần để thích nghi với toàn hàm mới. Trong thời gian đầu, họ có thể cảm thấy hàm lỏng lẻo cho đến khi mô má và lưỡi quen với phục hình mới và giữ hàm ở đúng vị trí. Nướu cũng có thể bị kích thích nhẹ lúc mới đeo hàm. Hãy trao đổi với nha sĩ nếu cảm thấy lo lắng về sự khít sát và những cảm nhận với hàm giả.

Việc ăn uống bằng hàm giả cũng cần có thời gian để thích ứng. Bắt đầu với đồ ăn mềm được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tập nhai ở cả 2 bên hàm. Khi đã quen hơn với hàm giả, bắt đầu thêm những loại thực phẩm khác vào khẩu phần ăn.

Phát âm, nói khi đeo hàm mới đôi khi cũng xuất hiện một vài khó khăn. Bạn có thể luyện tập bằng cách lặp đi lặp lại những từ khó hoặc đọc lớn. Giống như việc ăn uống, hãy kiên nhẫn, rồi hàm giả mới sẽ dần thích ứng.

Bảo quản hàm giả

Hàm giả khá mỏng manh và có thể gãy ngay cả khi rơi ở độ cao vài centimet. Khi cầm, nên đặt một chiếc khăn hoặc một thau nước lạnh bên dưới. Không bao giờ ngâm hàm trong nước nóng, vì điều này có thể làm thay đổi hình dạng của hàm giả. Giống như răng thật, bệnh nhân nên chải hàm giả hàng ngày để loại bỏ các bựa thức ăn và mảng bám. Động tác này cũng giúp ngăn việc nhiễm màu phục hình. Rửa hàm giả trước khi chải sạch để loại bỏ thức ăn và các vụn còn bám lại. Bởi vì hàm giả dễ bị trầy xước, sử dụng một bàn chải lông mềm và chất làm sạch không ăn mòn dành cho phục hình để chải sạch hàm một cách nhẹ nhàng. Làm sạch miệng kĩ lưỡng, bao gồm mô nướu, má, khẩu cái và lưỡi để loại bỏ tất cả mảng bám. Việc này có thể giúp giảm nguy cơ viêm miệng và hôi miệng.

Hình 3. Viên ngâm hàm giả (có trên thị trường Việt Nam, bên trái) và cách chải hàm giả (để trên bồn rửa mặt ở khoảng cách gần, bên phải)

Đừng nên đeo hàm giả khi ngủ. Khi không sử dụng, đặt hàm ở một nơi an toàn và ngâm trong nước lạnh để tránh biến dạng. Đôi khi, người sử dụng hàm phải dùng keo dính. Keo dính có nhiều dạng, bao gồm kem, bột, miếng dán, băng dán và dạng lỏng. Nếu sử dụng một trong các sản phẩm này, hãy đọc hướng dẫn sử dụng và dùng đúng theo khuyến cáo. Nha sĩ có thể đề nghị một vài chất làm sạch và keo dính hàm thích hợp. Tìm các sản phẩm có dấu chứng nhận của ADA. Các sản phẩm này được chứng minh đạt các tiêu chuẩn của ADA về độ an toàn và hiệu quả.

Hình 4. Bảo quản hàm giả trong nước lạnh, ở nơi an toàn

Khám sức khỏe răng miệng định kỳ rất quan trọng, ngay cả khi đang sử dụng hàm giả. Nha sĩ có thể thực hiện các kiểm tra khi thấy các dấu hiệu ung thư hoặc các bệnh răng miệng khác. Ngoài ra, nha sĩ cũng đảm bảo rằng hàm giả vẫn còn khít sát qua thời gian sử dụng.

Tài liệu tham khảo:
http://jada.ada.org/content/143/5/528.full

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mang-lai-nu-cuoi-bang-ham-rang-gia-40.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY