Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nuốt phải răng giả khi lên cơn động kinh

Một người đàn ông Ấn Độ sau 2 ngày bị ho đã quá sốc khi bác sĩ cho biết ông nuốt phải một phần chiếc răng giả trong khi ngủ.
Người đàn ông 55 tuổi này đã phàn nàn về việc khó nuốt, cảm giác khó thở và bị ho suốt 2 ngày.

Ông giải thích rằng mình bị động kinh">động kinh từ nhỏ và phải uống Thu*c chống động kinh thường xuyên.

Cách đây 1 tuần, ông lên cơn động kinh">động kinh trong khi đang đeo răng giả. Khi tỉnh dậy sau động kinh">cơn động kinh, ông thấy một phần của chiếc răng giả ở trên sàn. Ông tìm kiếm phần còn lại nhưng không thấy. Ông cứ nghĩ phần răng đó bị mất nên không bận tâm nữa và tiếp tục công việc hàng ngày. Nhưng 5 ngày sau ông bắt đầu có dấu hiệu nuốt khó, thức ăn như bị mắc kẹt ở ngực và bị ho.

Các triệu chứng trở nên tồi tệ đến mức ông phải đi bệnh viện.

Ở đó, các bác sĩ đã chụp X-quang và phát hiện ra rằng ông đã nuốt phải một phần của chiếc răng giả trong khi bị động kinh.

Mẩu răng này nằm sâu trong thực quản của ông, cách miệng 32 cm.

Phần răng giả này đã cắm vào thành thực quản và bị kẹt ở đó.

Các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật nội soi và dùng kẹp cá sấu để gắp mẩu răng này ra. Nhưng nó bị ghim chặt vào thành thực quản, mỗi lần họ định gắp ra bằng kẹp nó lại trượt đi. Cuối cùng, các bác sĩ đã có thể kéo nó lên đoạn trên của thực quản và loại bỏ nó bằng thủ thuật nội soi thực quản cứng. Sau phẫu thuật bệnh nhân bị sốt và được điều trị bằng kháng sinh.

Các bác sĩ khuyên ông nên trồng răng giả thay vì đeo những chiếc răng giả dễ rơi.

Nói về trường hợp này, các bác sĩ cho biết những trường hợp nuốt phải răng giả là rất phổ biến, chiếm khoảng 11,5% dị vật bị rơi xuống thực quản.

Thông thường, răng giả rất khó rơi ra vì chúng có móc cài.

Họ cho biết trên tờ J ournal BMJ Case reports rằng các dị vật có đầu nhọn bị kẹt trong thực quản là một cấp cứu y khoa. Bệnh nhân có thể hoàn toàn không nhận thức được họ đã nuốt phải răng giả, đặc biệt là những chiếc răng không được gắn chặt trong quá trình ăn uống và trong khi ngủ hoặc nếu rơi vào tình trạng vô thức.

Những bệnh nhân động kinh càng có nguy cơ bị nuốt phải răng giả khi lên cơn và vì vậy giải pháp thích hợp với họ là trồng răng giả mặc dù đây là lựa chọn tốn kém hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nuot-phai-rang-gia-khi-len-con-dong-kinh-18707.html)

Tin cùng nội dung

  • Một số Thuốc có tác dụng không mong muốn gây hại xương, trước mắt cũng như lâu dài.
  • Ấu trùng sán có thể đi đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, và đặc biệt là não.
  • Chiều 26/3, lãnh đạo CA quận Hoàn Kiếm, (TP Hà Nội) cho biết, cơ quan CSĐT CA quận Hoàn Kiếm đã ra lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng về hành vi “gây rối trật tự công cộng” tại khu vực cổng bệnh viện Việt Đức.
  • Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.
  • Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng Thu*c có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy Thu*c giảm đau để giảm đau đầu vậy...
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở nơi công cộng. Hàm răng giả có thể giúp phục hồi các chức năng đó, ví dụ như ăn nhai, phát âm, và giúp mang lại cho bạn nụ cười đầy tự tin.