An toàn thực phẩm hôm nay

Thực phẩm đại kỵ với khoai lang, tránh ăn chung kẻo nguy cơ gây hại hệ tiêu hoá

Khoai lang là thực phẩm tốt cho sức khỏe tuy nhiên khi ăn cần tránh kết hợp với một số loại thực phẩm khác kẻo nguy cơ rước họa vào người.

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, giữ gìn vóc dáng cân đối và đặc biệt là duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, khoai lang là loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe.

Tác dụng phải kể đến đầu tiên là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.Do vậy, có thể kết hợp vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.

Khoai lang chứa nhiều tinh bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... giúp bổ sung năng lượng, phòng ngừa bệnh tật. Chất xơ trong khoai lang rất có lợi cho hoạt động của đường ruột; beta-carotene giúp bổ mắt; anthocyanins giúp cải thiện chức năng não, trí nhớ...

Khoa học đã chứng minh trong những củ khoai nhiều màu sắc chứa một loại protein giúp ức chế protease. Theo nghiên cứu, khi chất ức chế protease gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu trên loài heo – một loài động vật có hệ thống tiêu hóa rất giống con người cho thấy khoai lang tím có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của tế bào gốc ung thư ruột già.

Hơn thế, món ăn thần kỳ này cũng giúp giảm lượng protein gọi là IL-6 gây tổn hại cho khối u tới sáu lần. Bên cạnh đó, việc ăn khoai tím có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khi ăn các thực phẩm với màu sắc đa dạng như nho đỏ, khoai tây tím, bông cải xanh,… có chứa nhiều loại protein, hoạt tính sinh học anthocyanin và axit phenolic cũng như các vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, carotenoid và flavonoid giúp phá hủy các tế bào gốc ung thư.

Khoai lang có thể đem hấp, luộc, nướng rồi ăn trực tiếp hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu khác để tạo ra những món ăn hấp dẫn, giàu dinh dưỡng hơn.Tuy nhiên, khoai lang cũng kỵ một số loại thực phẩm, ăn hai loại cùng lúc sẽ sinh ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Khi ăn khoai lang cần tránh ăn quả hồng, cà chua, trứng... để tránh họa cho hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa.

Quả hồng

Đường trong khoai lang rất dễ bị lên men trong dạ dày. Vì vậy, ăn khoai lang sẽ dễ gây hiện tượng tăng tiết axit dạ dày.Nếu ăn quả hồng vào lúc này, axit dạ dày sẽ phản ứng với tannin và pectin trong quả hồng, tạo ra kết tủa, vón cục.

Trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Do đó, bạn nên ăn hồng và khoai lang cách nhau ít nhất 5 giờ.

Chuối

Bạn không nên ăn chuối cùng khoai lang vì cả hai loại đều tạo cảm giác no lâu. Nếu ăn cùng lúc sẽ dễ gây đầy bụng, thậm chí có thể dẫn tới trào ngược axit dạ dày. Ăn quá nhiều chuối và khoai lang cùng lúc sẽ ức chế thức ăn trong ruột và dạ dày, gây tình trạng khó tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

Cà chua

Cà chua và khoai lang không phải là hai thực phẩm mà bạn nên ăn cùng lúc. Đường trong khoai lang lưu lại trong dạ dày sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn.Trong khi đó, cà chua cũng chứa axit citric và các axit hữu cơ khác có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Nếu ăn hai thực phẩm này cùng lúc có thể làm lượng axit trong dạ dày tăng lên quá cao, gây ra các triệu chứng bất lợi.

Trứng

Bạn vẫn có thể ăn trứng và khoai lang trong cùng một bữa ăn với điều kiện bạn có hệ tiêu hóa tốt. Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiêu, tốt nhất nên tránh tiêu thụ hai loại thực phẩm này cùng lúc. Bởi hệ tiêu hóa của chúng ta cần thời gian dài để xử lý được trứng và khoai lang. Khi ăn 2 món này cùng lúc sẽ làm tăng gánh nặng lên đường tiêu hóa, không có lợi cho những người vốn có hệ tiêu hóa kém.

Một số lưu ý khác khi ăn khoai lang

Không nên ăn khoai sống

Khi không được xử lý bằng nhiệt độ cao, màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa. Khi luộc hoặc nấu chín ở nhiệt độ cao, các enzyme trong khoai sẽ được phân hủy. Như vậy, cơ thể có thể dễ dàng tiêu hóa được khoai, không làm xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua...

Không nên ăn quá nhiều

Dù khoai lang là thực phẩm ngon, bổ nhưng bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh ra lượng lớn carbon dioxide (CO2). Khi ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, ợ hơi.

Không nên ăn vào buổi tối

Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây ra tình trạng trào ngược axit, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa kém, người lớn tuổi.

Theo An Dương/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/thuc-pham-dai-ky-voi-khoai-lang-tranh-an-chung-keo-nguy-co-gay-hai-he-tieu-hoa-d196339.html

Theo An Dương/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thuc-pham-dai-ky-voi-khoai-lang-tranh-an-chung-keo-nguy-co-gay-hai-he-tieu-hoa/20240428113831764)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY