Cây bồ công anh là loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae), trồng bằng hạt. Chúng ta thường biết đến bồ công anh màu vàng, màu trắng, màu tím.
Cây bồ công anh có thể được sử dụng với nhiều bộ phận khác nhau như lá, hoa, thân, thậm chí cả rễ.
Dưới đây là một số công dụng đặc biệt của bồ công anh có thể bạn chưa biết.
Tác dụng của bồ công anh
Bảo vệ gan
Theo y học cổ truyền, cây bồ công an tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho gan. Cụ thể, bồ công anh có tác dụng kiểm soát được lượng mỡ tiếp nạp vào cơ thể và tăng cường chuyển hóa, giải độc gan.
Cung cấp vitamin K
Bồ công an sở hữu hàm lượng lớn loại vitamin K - có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim và xương, cung cấp khoáng cho xương, chống đông máu, duy trì chức năng hệ chuyển hóa và chức năng não bộ. Bên cạnh đó, vitamin K cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ tính đàn hồi cho da.
Ngừa thiếu máu
Bồ công anh chứa dandelion – tham gia vào quá trình điều tiết lượng máu, hỗ trợ tạo máu cho cơ thể, đảm bảo lượng máu và lưu thông tốt, giúp da mịn màng, hồng hào.
Lợi sữa
Các thành phần trong bồ công anh như sodium, canxi, magie và đặc biệt là sắt có công dụng chữa tắc tia sữa ở phụ nữ, giúp thúc đẩy sản xuất sữa.
Lợi tiểu
Sử dụng rễ bồ công anh giúp giảm axit uric, thúc đẩy gan thải độc, kích thích sản xuất nước tiểu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đặc biệt, sử dụng bồ công anh thường xuyên cũng giúp ngăn chặn bệnh ung thư bàng quan dẫu bởi cơ chế tăng lượng nước tiểu, giúp cơ thể nhanh đào thải độc tố.
Kháng viêm
Hàm lượng vitamin C và luteolin trong bồ công anh giúp chống lại nhiễm trùng do virus. Đặc biệt, tính chống viêm của bồ công anh có thể trị bỏng tại chỗ, hạn chế để lại sẹo.
Phòng ngừa ung thư
Luteolin chứa trong bồ công anh là chất khử độc, ngăn ngừa sựa phát triển của khối u và ung thư. Chất này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Chống lão hóa
Bồ công anh giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa, làm chậm tiến trình lão hóa da.
Tác dụng phụ của bồ công anh
Với một số người, bồ công anh có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, viêm túi mật, sỏi mật, phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, chúng chỉ xảy ra với số ít, cụ thể:
- Người bị mẫn cảm với loại thảo dược này
- Người mắc bệnh tiêu chảy, lạnh bụng
- Người cao huyết áp, tiểu đường hoặc mất câm bằng điện – nước sinh lý
- Người mắc hội chứng bệnh tiêu hóa, kích thích ruột, tắc ruột
- Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Bồ công anh cũng có thể làm giảm sự hấp thụ kháng sinh trong cơ thể; gây ảnh hưởng tiêu hóa: chán ăn buồn nôn, đầy hơi
Cách sử dụng bồ công anh
Bồ công anh có thể sử dụng ở dạng tươi hay khô tùy thích. Bạn nên bảo quản bồ công anh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng chiếu trực tiếp.
Trà bồ công anh
Ngâm rễ hoa hoa bồ công anh trong nước sôi. Tùy theo sở thích, bạn có thể thêm mật ong hoặc bột quế cho hương vị phong phú hơn.
Nước uống rễ bồ công anh
Bạn có thể nướng rễ cây bồ công anh làm nước uống buổi sáng thay cho cà phê.
Cách làm:
Rửa sạch, cắt nhỏ phần rễ, nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 1 giờ để rễ khô hoàn toàn
Ngâm rễ đã nướng trong nước sôi khoảng 10 phút trước khi uống.
Linh Chi
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: