Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cây chùm ngây: Thần dược hay Độc dược?

Gần đây thông tin về cây chùm ngây được nhiều người săn lùng và chia sẻ với nhau như một loại “thần dược” cung cấp vô vàn giá trị dinh dưỡng. Nhưng bên cạnh đó tác hại ít người biết của cây chùm ngây không phải là điều ai cũng được nghe.

Cũng như những loại rau cỏ khác trong thiên nhiên được dùng làm thực phẩm, dù tốt đến mấy loại cây này cũng không thể là "thần dược" hoàn toàn không có tác dụng phụ hay lạm dụng sử dụng. Thứ gì cũng luôn luôn có hai mặt, nếu được sử dụng không đúng cách, không đúng đối tượng hay thời điểm, tác hại ít người biết của cây chùm ngây có thể ảnh hưởng vô cùng nguy hại đến người dùng.

Cây chùm ngây còn được biết đến tên gọi là cây thần diệu, hay là cây vạn năng. Cái tên có lẽ bắt nguồn từ những dưỡng chất và dược tính mà loài cây này mang lại. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tìm thấy hơn 90 dưỡng chất trong cây chùm ngây và hàm lượng dưỡng chất cao mà nó cung cấp.

Cây chùm ngây được nhiều người truyền tai bởi công dụng hữu ích cho sức khỏe

Trong thành phần của cây có nhiều vitamin thiết yếu, 18 axit amin, hàm lượng canxi cao gấp 4 lần sữa, vitamin A gấp 4 lần cà rốt và vitamin C cao hơn cam 7 lần.

Các hợp chất trong cây vô cùng dồi dào, nhiều khoáng chất, hợp chất phenol, beta – carotene…cần thiết cho cơ thể. Cây chứa chất có khả năng kháng sinh, chống viêm nhiễm và oxy hóa được sử dụng trong ngăn ngừa khối u, thải bỏ độc tố, bảo vệ gan và ổn định huyết áp và đường huyết.

Tác hại ít người biết của cây chùm ngây

Tuy là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, toàn thân có thể dùng làm dược liệu, nhưng cũng gây tác hại với một số đối tượng sử dụng, tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Dưới đây là một số tác hại ít người biết của cây chùm ngây mà bạn nên tham khảo và có sự cân nhắc phù hợp khi sử dụng loại cây này:

1. Không tốt cho phụ nữ mang thai

Trong cây chùm ngây có chứa hoạt chất alpha-sitosterol, một chất có thể gây co cơ trơn tử cung nguy hiểm cho mẹ bầu và dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Thậm chí thân cây chùm ngây đã được dùng đưa vào trong tử cung để làm giãn nở, sử dụng cho mục đích phá thai.

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau chùm ngây

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng không nên sử dụng nhiều rau chùm ngây vì có thể gây vô sinh. Đặc biệt trong thời kì đầu của thai kì nên tránh ăn loại rau này.

2. Gây khó ngủ

Bạn không nên ăn chùm ngây vào buổi tối có thể gây mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Ngoài ra, sử dụng nhiều rau chùm ngây sẽ dẫn đến hiện tượng thừa chất, vì hàm lượng dưỡng chất trong loại cây này là rất lớn, đặc biệt là canxi, vitamin A và C, nếu lạm dụng có thể dẫn đến sỏi thận, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Những lợi ích của chùm ngây

Tất cả bộ phận của cây chùm ngây đều có thể được sử dụng trong điều chế dược liệu, chữa nhiều bệnh của cơ thể như:

- Vỏ của cây chùm ngây được dùng để trị đau đầu, nóng sốt, đau răng, đau tai, sạn thận.

- Hạt cây giã nát được dùng để đắp lên vết thương trị mụn nhọt, sưng tấy.

- Lá cây giã nát trộn với mật ong, dùng đắp lên mắt trị sưng đỏ mắt.

- Dầu ép từ hạt cây chùm ngây được dùng trị phong thấp.

- Hạt chùm ngây trị chứng táo bón, giun sán hay mụn cóc. Hạt cây cũng được ứng dụng làm trong nước, lọc sạch nước nhờ vào hợp chất đa điện giải tự nhiên.

- Rễ cây chùm ngây hỗ trợ lợi tiểu, chống co giật.

- Rễ tươi của cây còn non sử dụng làm thuốc trị sưng gan, lá lách, phong thấp, nóng sốt…


Bên cạnh những lợi ích cực kỳ quý hiếm, tác hại ít người biết của cây chùm ngây cũng là một mặt trái cần lưu ý và cẩn trọng khi sử dụng loại cây này cho cơ thể. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có được những lời khuyên về liều lượng, cách sử dụng sao cho tốt nhất và tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Ánh Hồng

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/cay-chum-ngay-than-duoc-hay-doc-duoc-24982/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY