Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Dầu mè tía, Dầu lai vải - Jatropha gossypiifolia L

Dược liệu Dầu mè tía Lá và hạt gây xổ. Nhựa mủ thân có tính chất làm phân huỷ. Hạt có dầu dùng xổ và gây nôn như hạt Dầu mè; người lớn dùng mỗi lần 20 hạt đem rang lên làm Thu*c xổ. Dầu hạt cũng dùng để trị phong cùi và cũng dùng để thắp sáng. Nhựa cây bôi chữa rắn cắn. Lá sắc uống chữa ho khan, mỗi lần dùng 7-12 lá.

Dầu mè tía, Dầu lai vải - Jatropha gossypiifolia L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 1-2m, có mủ trong. Lá hình tim dài ở gốc, dạng tròn, đường kính 12-15cm, chia thuỳ ở nửa dưới với 5 thuỳ có mũi nhọn ngắn, hơi có lông tuyến ở mép, cuống lá cũng dài bằng phiến; cuống lá và gân lá màu đỏ. Hoa xếp thành chuỳ ở ngọn. Hoa có 5 lá đài, 5 cành hoa màu đỏ cao cỡ 5mm, 3 vòi nhuỵ có nuốm hình móng ngựa. Quả nang, dài 1-1,2cm, cụt hai đầu, có 3 rãnh, hầu như nhẵn. Hạt màu xám hung, viền đen, có mồng.

Bộ phận dùng: Lá, hạt, vỏ - Folium, Semen et Cortex Jatrophae Gossypiifoliae.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Mỹ (Braxin) được nhập trồng và cũng gặp ở trạng thái hoang dại; thường thấy dọc đường đi. Có thể thu hái lá và hạt quanh năm.

Thành phần hoá học: Lá chứa một saponin, một chất nhựa và tanin. Nhựa mủ của thân chứa một chất dầu bay hơi.

Tính vị, tác dụng: Lá và hạt gây xổ. Nhựa mủ thân có tính chất làm phân huỷ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt có dầu dùng xổ và gây nôn như hạt Dầu mè; người lớn dùng mỗi lần 20 hạt đem rang lên làm Thu*c xổ. Dầu hạt cũng dùng để trị phong cùi và cũng dùng để thắp sáng. Nhựa cây bôi chữa rắn cắn. Lá sắc uống chữa ho khan, mỗi lần dùng 7-12 lá. Người ta còn dùng lá Dầu mè tía, lá Vạn niên thanh và củ Ngô đồng nấu thành cao đặc làm Thu*c dán.

Ở Ấn Độ, lá dùng đắp nhọt đầu đinh, mụn nhọt, eczema và ghẻ ngứa. Nước sắc vỏ cây dùng điều kinh. Hạt gây điên dại và cũng có tác dụng gây nôn.

Hình ảnh cây Dầu mè tía, Dầu lai vải - Jatropha gossypiifolia

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-dau-me-tia-dau-lai-vai-jatropha-gossypiifolia-l)

Tin cùng nội dung

  • Bạn sẽ thấy rất bất ngờ khi có thể điều trị nhọt tại nhà với những phương pháp hết sức đơn giản như đắp bánh mỳ, dùng tỏi, bột nghệ hay thậm chí cả thịt xông khói.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Eczema là bệnh thường thấy nhất trong các bệnh da liễu. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân.
  • Mụn nhọt là tình trạng lỗ chân lông hay tuyến bã bị nhiễm khuẩn sinh ra... Bệnh thường gặp về mùa hè.
  • Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế ké đầu ngựa thành cao thương nhĩ thường gọi là vạn ứng cao.
  • Bí đao còn gọi là bí xanh, các bộ phận của cây bí đao cho ta nhiều vị Thu*c quý: quả bí với tên Thu*c đông qua, vỏ quả - đông qua bì, hạt bí - đông qua tử, lá bí - đông qua diệp, dây bí - đông qua đằng.
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY